Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore từ ngày 1 - 3.12 diễn ra rất đúng thời điểm và có nhiều ý nghĩa. 

img-3625.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phó Giáo sư Vũ Minh Khương - Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã nhận định như vậy về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa chuyến thăm cũng như triển vọng hợp tác giữa Quốc hội hai nước nói riêng và quan hệ Việt Nam-Singapore nói chung.

Theo Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, tiềm năng hợp tác giữa nghị viện Việt Nam và Singapore nói riêng và quan hệ hai nước nói chung mang tính chất rất đặc biệt bởi 3 điểm. Một là hai quốc gia có tính tương đồng cao về hệ thống chính trị nên có thể thực hiện những chiến lược hợp tác lâu dài. Thứ hai là tiềm năng cộng hưởng giữa hai nước rất lớn. Singapore là một minh chứng thành công tiến nhanh từ thế giới thứ ba (chỉ các nước nghèo và đang phát triển) lên thế giới thứ nhất (chỉ các nền kinh tế phát triển) trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi Việt Nam hiện giờ có tiềm năng và động lực lớn, có thể tiến tới thế giới thứ nhất trong vòng 2 thập kỷ tới. Vì vậy, việc hai nước tăng cường hợp tác sẽ đẩy nhanh bước tiến của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, trở thành một quốc gia phát triển. Đồng thời, Singapore cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ sự phát triển của Việt Nam để củng cố vị thế hàng đầu của mình ở châu Á và thế giới. Điểm thứ ba vô cùng quan trọng: niềm tin chiến lược giữa hai nước ngày càng cao hơn, và khả năng hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra những chương trình hợp tác rất lớn cho hai nước.

Theo kinh nghiệm của Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, các mối quan hệ hợp tác ở cấp địa phương chuyển biến rất sinh động và mạnh mẽ, và hưởng ứng rất mạnh mẽ khi chủ trương được thông qua ở cấp trung ương. Ví dụ như Trường đại học NUS làm việc với Becamex ở Việt Nam, đã có những hợp đồng rất căn bản, từ vấn đề đào tạo ngành y, đào tạo nguồn nhân lực đến các vấn đề phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và các khu công nghiệp thế hệ mới.

Phó Giáo sư Vũ Minh Khương đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore. Theo ông, đây là kênh thiết thực để hai bên trao đổi kinh nghiệm xây dựng hệ thống luật pháp và chính sách theo hướng khoa học hơn, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Phó Giáo sư nhấn mạnh cuộc cải cách tinh gọn bộ máy của Việt Nam trong thời gian tới phải bắt đầu từ vấn đề luật pháp. Chuyến thăm của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn rõ ràng sẽ tham khảo được nhiều kinh nghiệm luật pháp để làm nền tảng xây dựng một bộ máy công quyền ưu tú, giúp xây dựng, thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực, kể cả cán bộ cấp cao đến các thế hệ trẻ, tức là làm sao để họ trở thành những thế hệ tinh hoa đi đầu trong sự đổi thay của thời đại. Bên cạnh đó, thể chế sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt khi Singapore rất cần Việt Nam ở hai điểm: năng lượng xanh và lương thực, trong khi Việt Nam rất cần ở Singapore các cơ hội toàn diện, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và học hỏi rất nhiều mặt khác nhau. Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore rất đúng thời điểm, ngay trước khi Việt Nam chuẩn bị cho những cải cách mạnh mẽ thời gian tới.

Nhận định về tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Singapore, Phó Giáo sư Vũ Minh Khương nhấn mạnh Việt Nam và Singapore nếu kết nối sẽ trở thành một tổng thể kinh tế khá thống nhất trong thu hút đầu tư quốc tế, đặc biệt những ngành công nghệ cao như năng lượng mới, bán dẫn và sinh học. Việt Nam có khả năng tiến rất nhanh trong việc hiện đại hóa nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề công nghệ số cũng rất quan trọng. Ví dụ các khu công nghiệp truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội nếu có thể chuyển thành các trung tâm dữ liệu hay những khu công nghệ cao, trong khi Singapore có nhiều kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu đất đai, nguồn lực, tài chính chuyển từ lĩnh vực thấp sang lĩnh vực cao. Phó Giáo sư nhận định khi Việt Nam - Singapore thảo luận kỹ vấn đề này sẽ mở đường cho bước tiến rất nhanh của Việt Nam trong thời gian tới. Vai trò của ngoại giao nghị viện rất quan trọng bởi mọi sự vận hành, cải cách ở Singapore cũng như ở Việt Nam đều phải bắt đầu từ hệ thống luật pháp.

Theo TTXVN

Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã công bố chiến lược “ba mũi tên”, bao gồm ​​duy trì thâm hụt tài chính của Mỹ ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP ở mức 3% mỗi năm và tăng sản lượng dầu khí lên tương đương ba triệu thùng mỗi ngày. Những mục tiêu tham vọng này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới điều mà thị trường tài chính mong đợi đó là tăng trưởng đi đôi với sự ổn định; tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính động thái của tân Tổng thống Donald Trump, cũng như phụ thuộc vào thực tế phức tạp về tài chính và thị trường.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quốc tế

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới những vấn đề “nóng” như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Động thái cho thấy ông đang hiện thực hóa các cam kết tranh cử.

Nguồn: AP
Quốc tế

Con đường tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động của Nhật Bản

Trong suốt ba thập kỷ, tiền lương tại Nhật Bản gần như trì trệ, gây ảnh hưởng đến sức mua và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2024, một bước ngoặt đáng chú ý đã diễn ra khi tiền lương danh nghĩa tăng 5,1%. Thành công này đến từ “cuộc tấn công tiền lương mùa xuân” - một truyền thống đàm phán hàng năm giữa công đoàn lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt được mức lương tốt hơn.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Cơ hội đan xen thách thức
Quốc tế

Cơ hội đan xen thách thức

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9%; trong khi đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực hơn, với tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Theo trang Thaipbsworld, mặc dù triển vọng kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng, song cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.