Việc bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ là việc làm cần thiết, thế nhưng theo Thông tư 53 của Bộ Giao thông – Vận tải vẫn còn không ít băn khoăn…
Theo Thông tư 53 thì các đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe phải thực hiện các quy định về bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ phương tiện để duy trì an toàn kỹ thuật của xe. Việc bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi; bảo dưỡng định kỳ thực hiện theo chu kỳ được xác định theo quãng đường hoặc thời gian xe chạy...
Có thể thấy, việc ban hành Thông tư này là cần thiết nhằm góp phần bảo đảm an toàn giao thông. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét.
Thứ nhất, việc thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ theo cách nhìn nhận chung từ trước tới nay của người tiêu dùng đơn thuần chỉ là theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thực hiện đầy đủ theo đúng khuyến cáo hay không là việc của người sử dụng chứ nhà sản xuất không bắt buộc. Còn đối với việc sửa chữa thì đó là việc đương nhiên. Hỏng hóc thì phải sửa chữa thì mới có thể vận hành được. Hơn nữa, theo quy định hiện này thì các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Thông tư này đã phải bắt buộc thực hiện đăng kiểm theo định kỳ mới được phép lưu thông.
Thứ hai là giả sử quy định này được các chủ phương tiện thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc thì giá trị của tem kiểm định phương tiện của cơ quan đăng kiểm có giá trị pháp lý như thế nào? Liệu khi phương tiện đến hạn phải kiểm định có phải xuất trình giấy tờ chứng minh phương tiện đã thực hiện nghiêm túc các quy định theo Thông tư 53 như một quy định bắt buộc khi phương tiện đến hạn phải thực hiện đăng kiểm hay không? Và nếu có thì ở đây không thể loại trừ yếu tố tiêu cực bởi theo Điều 8, Chương II của Thông tư thì kết quả bảo dưỡng định kỳ của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa đơn thuần chỉ là “phải được thể hiện trong Sổ bảo dưỡng sửa chữa”.
Liệu Thông tư này có gây phiền toái cho chủ các phương tiện hay không và liệu đây có phải là “cơ hội” để các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tăng thêm thu nhập hay không?
Có lẽ việc bảo dưỡng phương tiện chỉ nên dừng ở mức độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bộ Công an cho biết, vừa có văn bản trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường về triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam.
Ngày 3.8, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố Báo cáo cuối kỳ Đánh giá dữ liệu an toàn giao thông đường bộ Việt Nam nhằm thành lập Trung tâm Thông tin an toàn giao thông quốc gia.
Người chết do tai nạn giao thông (TNGT) được tính trong vòng 30 ngày từ khi vụ TNGT xảy ra; tính hệ số an toàn trên tỷ lệ số vụ TNGT, số người chết do TNGT trên 100.000 dân số và 10.000 phương tiện.... Đây là một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư quy định chỉ tiêu thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về TNGT đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử.
Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến “Đã uống rượu bia, không lái xe" do Báo điện tử Đại biểu nhân dân phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức mới đây.
Sáng nay (16.11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Với tình hình thực tế về tai nạn giao thông hiện nay, việc cần sửa luật này là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, để bảo đảm sự thống nhất cũng như góp phần giảm tai nạn giao thông, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định Bộ Giao thông Vận tải ban hành hướng dẫn tổ chức giao thông thống nhất trên toàn quốc.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Mười, có nhiều quy định mang tính nhân văn: quy định trẻ em, người khiếm thị, hạn chế về mặt trí tuệ phải có người dắt khi qua đường.
Trong Nghị quyết số 123 phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8 Chính phủ vừa ban hành có đề cập đến quy định về điểm của giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý hành chính. Chính phủ thống nhất quy định bằng lái xe có 12 điểm/năm, nếu vi phạm bị trừ hết điểm phải thi lại, không có vi phạm thì được cộng điểm.
Trung tá Vũ Anh Điệp, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, chỉ trong 5 ngày đầu thực hiện kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về ma túy, nồng độ cồn, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện 1.412 trường hợp tài xế vi phạm về nồng độ cồn; 7 tài xế dương tính với ma túy.
Theo quy định tại Thông tư 58/2020 của Bộ Công an, kể từ ngày 1.8.2020, xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải đổi biển số xe sang màu vàng. Đây là điểm rất mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ kinh doanh phương tiện vận tải khi đổi biển, cần đơn giản hóa các thủ tục, nhằm giảm chi phí phát sinh không đáng có.
Tết Dương lịch và Âm lịch đang đến gần, Chính phủ đã có nhiều động thái kịp thời nhằm tăng cường quản lý giá cước vận tải hàng hóa, một yếu tố thường đẩy giá hàng hóa tăng cao bất hợp lý. Về lâu dài, có thể cước vận tải hàng hóa sẽ được đưa vào danh mục bình ổn giá.
Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT).
Chiều 11.7, tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 3, Kỳ họp thứ 20 HĐND TP Hồ Chí Minh Khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 202, HĐND thành phố đã thống nhất thông qua đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân để hạn chế ùn tắc...
Theo các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tại Đồng Nai, từ đầu năm 2020 đến nay, số lượng xe không đạt kiểm định khí thải gia tăng. Nguyên nhân là do các trung tâm áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới theo Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản phản hồi ý kiến của Sở Quy hoạch và Kiến trúc về việc bổ sung 2 vị trí đỗ xe ngầm trong quy hoạch Trung tâm chính trị Ba Đình (Hà Nội).
Bộ Giao thông, Vận tải vừa trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến năm 2020, với tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 40%, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động.
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa Dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải để lấy ý kiến.
Chủ trương làm đường ô tô tới trung tâm xã chưa có đường, làm đường cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân trong vùng bão lũ là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, được người dân phấn khởi đón nhận. Tuy nhiên, dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng qua kỳ họp HĐND giữa năm vừa qua của các địa phương cho thấy, rất nhiều dự án thuộc diện trên đang bị dừng vô thời hạn vì thiếu vốn. Những công trình dang dở này đang lãng phí nguồn lực, gây khó khăn thêm cho dân nơi có dự án, vốn đã rất khó khăn cần được hỗ trợ. Tại các dự án bị cắt vốn ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã thấy rõ việc cử tri đang bức xúc.
Tàu điện ngầm là phương tiện vận tải hành khách công cộng có nhiều ưu điểm: tốc độ cao, nhiều lượt, nhiều chuyến trong ngày, phục vụ lượng lớn hành khách và thuận tiện, đây cũng là phương án giao thông được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong việc chống ùn tắc tại các đô thị lớn.
Xe quá tải là một nguyên nhân khiến công trình giao thông nhanh bị xuống cấp, mất nhiều kinh phí để tu bổ, bảo dưỡng. Loại xe này còn lưu thông trên đường là do ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của chủ hàng, người điều khiển phương tiện hay do việc thiếu ý thức của lực lượng kiểm tra, thanh tra?