Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam lập Trung tâm thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia

Ngày 3.8, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố Báo cáo cuối kỳ Đánh giá dữ liệu an toàn giao thông đường bộ Việt Nam nhằm thành lập Trung tâm Thông tin an toàn giao thông quốc gia.

Chú thích ảnh
Cảnh sát giao thông Trạm Quốc lộ 1A kiểm tra giấy tờ, bằng lái và hàng hóa của xe khách. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN

Báo cáo nằm trong chương trình đối tác chiến lược giữa Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới về chuỗi báo cáo phân tích ngành Giao thông Vận tải Việt Nam.

Theo Báo cáo, Ngân hàng Thế giới đã và đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, thông qua Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cải thiện hệ thống dữ liệu tai nạn giao thông  đường bộ, thiết lập một Trung tâm Thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia (NRSO), cập  nhật  Chiến lược quốc gia bảo đảm trật  tự,  an toàn giao thông đường bộ và Kế hoạch hành động để thực hiện chiến lược.

Với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2005-2012, Hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ quốc gia (NRADS) đã được xây dựng, bao gồm dữ liệu từ tất cả 63 tỉnh và thành phố trên cả nước, do Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) quản lý.

Kết quả nghiên cứu của Báo cáo cho thấy khung kết quả tổng thể chưa được quan tâm đầy đủ (không chỉ đơn giản là số người chết và thương tích nghiêm trọng) tới mức cần thiết để đạt được mức giảm thiểu đáng kể và bền vững đối với chấn thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông đường bộ. Điều này phản ánh nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước, sắp xếp các hoạt động lãnh đạo về an toàn giao thông đường bộ, hệ thống dữ liệu an toàn giao thông đường bộ (bao gồm cả hệ thống dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ).

Báo cáo nhấn mạnh, không giống như các phương thức vận tải khác, Việt Nam chưa có một cơ quan cụ thể nào chuyên trách quản lý về an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, mặc dù đã có một Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tập trung vào tất cả khía cạnh trong lĩnh vực an toàn giao thông, bao gồm an toàn giao thông đường bộ.

Trong khi đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng mỗi năm vẫn còn hàng ngàn trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ. Theo Cục Cảnh sát giao thông, 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 6.340 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.192 người, bị thương 4.475 người. Trong số các vụ tai nạn trên, có tới 99% số vụ xảy ra trên lĩnh vực đường bộ, với 6.278 vụ, làm chết 3.147 người, bị thương 4.465 người.

Để tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam nên thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý về an toàn giao thông đường bộ đồng thời xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện về an toàn giao thông đường bộ. Theo Ngân hàng Thế giới, việc Bộ Công an xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là một bước tiến vượt bậc nhưng cần tích hợp với cơ sở dữ liệu về đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài ra Bộ Y tế cũng cần xây dựng một cơ sở dữ liệu về thương tích do tai nạn giao thông, có kết nối với các cơ sở dữ liệu trên.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng việc thành lập Trung tâm Thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia trực thuộc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia mang lại thuận lợi quan trọng cho Việt Nam nhằm tăng cường chức năng cơ bản và năng lực quản lý của cơ quan chủ trì trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đồng thời cải thiện giám sát hoạt động quản lý nhà nước liên ngành đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia và Cổng điện tử An toàn giao thông đường bộ quốc gia cần 4 năm với kinh phí gần 2 triệu USD.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).