Phù Yên, Sơn La:

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của biến đổi khí hậu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Chủ động ứng phó với các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện Phù Yên đã ban hành Kế hoạch chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; rà soát, cập nhật kế hoạch hành động phù hợp thực tiễn; lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về biến đổi khí hậu đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước từ huyện đến xã về biến đổi khí hậu, đảm bảo biên chế, chất lượng nguồn nhân lực tại các bộ phận, đơn vị tham mưu về biến đổi khí hậu. Lồng ghép công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các hoạt động ra quân hưởng ứng các ngày lễ về môi trường. Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục đào tạo ở các cấp học.

a2.jpg
Phù Yên đẩy mạnh công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. UBND huyện đã xây dựng, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đưa vào khảo nghiệm, lựa chọn các loại giống phù hợp điều kiện tự nhiên, cho năng suất, sản lượng cao, thích ứng các điều kiện tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm cam, gạo, tỏi Phù Yên; 12ha chuối tại xã Huy Tân đã được cấp mã vùng trồng; xây dựng hơn 7.300m2 nhà màng; 19ha cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Nhân rộng mô hình trồng lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ lên gần 521ha; sản xuất 5ha rau an toàn theo quy trình VietGAP; xây dựng 11 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị... Toàn huyện hiện có 15 sản phẩm OCOP, trong đó, 2 sản phẩm 4 sao và 13 sản phẩm 3 sao.

a1.jpg
Năm 2024, thiên tai đã làm hơn 3.200 nhà ở tại huyện Phù Yên bị thiệt hại

Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hàng năm, ban hành Kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, duy trì trực 24h/24h để kịp thời chỉ đạo khắc phục, xử lý trong mọi tình huống; tổ chức diễn tập ứng phó lũ bão và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện cho UBND cấp xã và các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.

Chủ động rà soát, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở. Đến nay, Phù Yên đã triển khai một số dự án phòng chống thiên tai như: Dự án Định canh định cư bản Khoai Lang (xã Mường Thải), bản Suối Thịnh (xã Suối Bau); Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai bản Suối Tre, bản Bèo, xã Tường Phong; Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai, khắc phục sạt lở bản Lao, xã Mường Bang; Kè chống sạt lở Suối Tấc bảo vệ khu dân cư các xã Huy Thượng, Huy Hạ; cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn huyện...

Cùng với đó, đã thực hiện đăng ký nhu cầu về sản phẩm khí tượng thủy văn phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội huyện. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó biến đổi khí hậu.

Thời gian tới, huyện Phù Yên sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Đổi mới phương pháp, loại hình giáo dục về biến đổi khí hậu cho phù hợp với tình hình thực tế, góp phần đưa chính sách, pháp luật của nhà nước về ứng phó biến đổi khí hậu thực sự đi vào cuộc sống.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về xây dựng năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đưa việc thực hiện các chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu vào công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.

Môi trường

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu
Môi trường

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu
Môi trường

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 12.12, thông tin từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết cơ quan này và Liên minh châu Âu vừa phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị khởi động Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau."

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…