Mỹ thiếu hụt nguồn lao động trong ngành chất bán dẫn

Sau khi Đạo luật CHIPS và Khoa học được thông qua, Mỹ đang trải qua thời kỳ bùng nổ trong sản xuất chất bán dẫn, song tiến trình này có thể gặp trở ngại do tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong ngành.

Các rào cản nhập cư

Sau khi Đạo luật CHIPS và Khoa học được ký thành luật vào tháng 8.2022, các công ty đã đầu tư 210 tỷ USD vào hơn 50 dự án bán dẫn mới tính đến cuối năm ngoái. Báo cáo hồi tháng 7 của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn và Oxford Economics cho thấy, sẽ có 85.000 việc làm kỹ thuật mới trong ngành vào năm 2030, tuy nhiên báo cáo cũng chỉ ra rằng gần 80% số công việc đó có thể không được lấp đầy. Điều quan trọng nhất là 1/3 lực lượng lao động trong ngành bán dẫn là người sinh ra ở nước ngoài, có nghĩa là các rào cản nhập cư đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động. Công ty sản xuất chip TSMC của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) có kế hoạch mở nhà máy đầu tiên ở Arizona vào năm 2024, nhưng gã khổng lồ bán dẫn này đã phải trì hoãn thêm một năm nữa do thiếu nhân công chuyên môn.

Mỹ thiếu hụt nguồn lao động trong ngành chất bán dẫn -0
Ảnh: ITN

Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết, họ đang nỗ lực cải thiện tình hình, bao gồm cử kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ Đài Loan đến đào tạo công nhân lành nghề địa phương trong thời gian ngắn, và dự kiến lịch sản xuất công nghệ xử lý N4 sẽ được đẩy lùi đến năm 2025. Nhiều công nhân lành nghề là người nước ngoài đã học ở Mỹ, nhưng luật nhập cư hiện hành khiến họ khó có cơ hội ở lại định cư. Một phân tích mới của tổ chức vận động cải cách tư pháp hình sự và nhập cư FWD.us cho thấy, khoảng 5.000 sinh viên quốc tế tại Mỹ sẽ tốt nghiệp trong năm học tới với bằng cấp cao trong các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học máy tính liên quan đến chất bán dẫn, và ít nhất 4.000 sinh viên trong số đó đã bày tỏ mong muốn ở lại Mỹ.

Chính phủ Mỹ cấp thị thực H-1B (loại thị thực tạm trú cho phép chủ doanh nghiệp tuyển dụng và thuê những chuyên gia người nước ngoài làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, hay còn gọi là thị thực định cư Mỹ theo diện lao động) cho khoảng 65.000 cá nhân đủ điều kiện mỗi năm, cộng thêm 20.000 thị thực cho những người có bằng thạc sĩ. Giới hạn đó đã được áp dụng từ năm 2006. Theo Hội đồng Di trú Mỹ, nếu Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) nhận được nhiều đăng ký hơn số thị thực hiện có, cơ quan này sẽ tiến hành bốc thăm để xác định ai có thể nộp đơn yêu cầu H-1B. Ngoài số lượng có hạn, các rào cản nhập cư khác bao gồm thời gian xử lý chậm, các quy định và thủ tục giấy tờ cũng như chi phí để tài trợ thị thực. Báo cáo hồi tháng 3 từ Envoy Global cho thấy, 94% công ty sẽ sẵn sàng tài trợ visa làm việc cho công dân nước ngoài nếu họ gặp ít thách thức hơn, trong khi 80% công ty chuyển nhân viên sang làm việc từ xa bên ngoài Mỹ vì các vấn đề liên quan đến thị thực.

Chính sách nhập cư cần được nới lỏng

Chủ tịch tổ chức vận động cải cách tư pháp hình sự và nhập cư FWD.us Todd Schulte cho biết, hệ thống nhập cư hợp pháp về cơ bản được thiết kế vào những năm 1950, 1960 và được điều chỉnh vào năm 1990. Vì vậy hệ thống này không còn phù hợp và cần được cải cách để có thể tạo cơ hội việc làm cho người nhập cư. Việc đại tu hệ thống nhập cư của Mỹ sẽ không chỉ giúp ích cho ngành công nghiệp bán dẫn, mà các nghiên cứu còn cho thấy nó cũng sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Theo công ty công nghệ nhập cư, người nhập cư - Boundless, đã phải trả hơn 330,7 tỷ USD tiền thuế thu nhập liên bang ở Mỹ vào năm 2019 và tổng cộng hơn 492 tỷ USD tiền thuế.

Thành viên không thường trú tại Brookings và Phó Giáo sư kinh tế tại Đại học California ở Merced Greg Wright cho biết, trên khắp thế giới phát triển dân số đang giảm dần, đặc biệt là ở miền nam châu Âu và Nhật Bản. Có những quốc gia thực sự gặp phải những vấn đề này với sự suy giảm dân số và sự đảo ngược của kim tự tháp nhân khẩu học. Mỹ thực sự chưa gặp phải vấn đề đó mà chỉ là do vấn đề nhập cư mà thôi. Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, từ năm 2005 đến năm 2022, dân số nhập cư Mỹ đã tăng gần 30% lên hơn 46 triệu người. Và tính đến năm 2022, người Mỹ gốc nước ngoài chiếm 13,9% tổng dân số. Trong khi đó, người Mỹ bản địa ngày càng có ít con hơn, trong khi nhiều người lớn tuổi không còn trong lực lượng lao động, càng làm gia tăng khoảng cách lao động trong nước.Tình trạng này đã đến giai đoạn đỉnh điểm, và mọi người sẽ nhận ra rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc nới lỏng chính sách nhập cư

Nỗ lực giữ chân nhân tài

Ông Todd Schulte cảnh báo rằng, nếu hệ thống nhập cư không được cải tổ, những nhân tài sẽ không chọn Mỹ là nơi để sinh sống và làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, một ngành đang ngày càng có nhu cầu cao hơn. Ngành chất bán dẫn tại Mỹ đang đứng trước tình trạng không thể thu hút được những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới nữa, và điều đó đã xảy ra trong một thời gian dài. Nhưng nếu nhìn vào những gì các nền kinh tế cạnh tranh với Mỹ đã làm thì sẽ thấy họ đã hiện đại hóa luật nhập cư, hệ thống nhập cư, theo cách cố gắng thu hút người lao động có tay nghề từ các quốc gia khác.

Mỹ là quê hương của 7 trong số 10 công ty bán dẫn hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường, bao gồm cả công ty hàng đầu là Nvidia (NVDA), TSMC (TSM) của Đài Loan đứng thứ hai, trong khi Samsung của Hàn Quốc đứng thứ tư. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay Mỹ đang ở giai đoạn phát triển khoa học vượt bậc, thực sự có tiềm năng trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu y sinh, năng lượng sạch, nền kinh tế không carbon. Đây là những thứ có khả năng thay đổi thế giới trong nhiều thập kỷ tới theo nhiều cách khác nhau. Theo ông Todd Schulte, câu hỏi quan trọng hiện nay là liệu Mỹ có thể thiết kế một hệ thống cho phép quốc gia này sở hữu một lực lượng lao động đủ mạnh mẽ để có thể dẫn đầu thế giới về giáo dục và đổi mới hay không.

Quốc tế

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

Bài học từ thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha
Quốc tế

Bài học từ thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha

Mưa lớn gây ra lũ lụt kinh hoàng ở Tây Ban Nha đã dẫn tới thảm kịch thiên nhiên tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ năm 1967, không chỉ tàn phá nhiều khu vực, mà khiến ít nhất 271 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích. Chính phủ Tây Ban Nha đang tập trung nhiều nguồn lực và nỗ lực khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt lịch sử. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng làm nổi bật lỗ hổng về khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên của Tây Ban Nha.

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".