Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường

Kết quả cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được đài NBC News công bố ngày 3.11 cho thấy, cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang diễn ra vô cùng sát sao, với mỗi người nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.

Theo cuộc khảo sát cuối cùng về cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tiến hành từ 30.10 đến 2.11 của NBC News, chỉ có 2% cử tri cho biết họ vẫn chưa chắc chắn về lựa chọn của mình.

Theo đó, bà Harris nhận được sự ủng hộ từ sự nhiệt tình ngày càng tăng của các cử tri đảng Dân chủ, dẫn trước ông Trump 20 điểm về vấn đề phá thai và sự đánh giá tích cực của cử tri về khả năng của bà trong việc bảo vệ tầng lớp trung lưu. Trong khi đó, ông Trump lại được hưởng lợi từ sự bất mãn của 2/3 cử tri về hướng đi của đất nước, sự đánh giá cao về nhiệm kỳ tổng thống của ông, đặc biệt so với hiệu suất của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden; đồng thời ông cũng thể hiện lợi thế vượt trội trong các vấn đề kinh tế và chi phí sinh hoạt.

0434d790-48e4-11ef-b74c-bb483a802c97.jpg
Cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang diễn ra vô cùng sát sao. Ảnh: Getty Images

Theo NBC News, cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà Harris và ông Trump đã trở thành một cuộc đua cân bằng, với sự khác biệt lớn về cách tiếp cận và mức độ ủng hộ theo giới tính rõ rệt. Trong các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc được thực hiện gần đây, bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao chỉ 1 điểm % (trung bình 48,5% so với 47,6%). Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Harris và cựu Tổng thống Trump vẫn đang bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến trường gồm: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Ông Trump chỉ dẫn trước bà Harris ở chỉ một bang chiến địa, theo cuộc thăm dò cuối cùng của Siena College/New York Times trước cuộc bầu cử.

Kết quả cuộc thăm dò được công bố ngày 3.11 cho thấy, ứng viên đảng Dân chủ đang dẫn trước ở Nevada, North Carolina, Wisconsin và Georgia. Cả hai ứng viên hiện đang hòa nhau tại bang Pennsylvania và Michigan, trong khi ông Trump dẫn trước ở Arizona. Cuộc khảo sát này được tiến hành qua điện thoại từ ngày 24.10 đến ngày 2.11 với 7.878 cử tri tiềm năng trên 7 bang chiến trường. Kể từ vòng thăm dò trước của NYT/Siena tại các bang chiến địa, lợi thế dường như đã nghiêng về bà Harris tại Nevada, Georgia và North Carolina - ba bang mà ông Trump từng giành lợi thế.

Dù kết quả thăm dò mới nhất cho thấy tin tích cực đối với bà Harris, đặc biệt khi so sánh với lợi thế đáng kể của ông Trump tại các bang chiến địa này trước khi Tổng thống Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua, nhưng khoảng cách sít sao tại các bang “Bức Tường Xanh” gồm Wisconsin, Michigan và Pennsylvania sẽ gây nhiều áp lực cho ứng viên đảng Dân chủ. Bốn năm trước tại cuộc bầu cử năm 2020, chính Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã giành trọn số phiếu đại cử tri tại các tiểu bang “Bức tường xanh” để qua đó hạ bệ ông Trump.

Theo dự báo của Silver, ông Trump có 24,4% cơ hội giành chiến thắng ở cả 7 bang chiến trường, gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin, trong cuộc bầu cử. Giới chuyên gia nhận định, con đường chắc chắn nhất để bà Harris có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày mai, là buộc bà phải thắng ở cả 3 bang “Bức tường Xanh" để ngăn ngừa khả năng có kết quả gây sốc ở những bang khác. Tuy nhiên, nếu thất bại ở “Vành Đai Rỉ Sét,” bà sẽ phải vượt qua ông Trump tại “Vành Đai Mặt Trời,” bao gồm các bang có khí hậu nóng hoặc cận nhiệt đới và đang có sự gia tăng dân số như Arizona, Georgia và North Carolina — bang mà ông Trump đã giành chiến thắng vào năm 2020.

Quốc tế

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.