Bài học từ thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha

Mưa lớn gây ra lũ lụt kinh hoàng ở Tây Ban Nha đã dẫn tới thảm kịch thiên nhiên tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ năm 1967, không chỉ tàn phá nhiều khu vực, mà khiến ít nhất 271 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích. Chính phủ Tây Ban Nha đang tập trung nhiều nguồn lực và nỗ lực khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt lịch sử. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng làm nổi bật lỗ hổng về khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên của Tây Ban Nha.

Lượng mưa một năm đổ xuống trong 8 giờ

Lượng mưa tương đương một năm đã trút xuống các khu vực của Valencia trong vòng 8 giờ vào hôm 29.10, gây ngập lụt và lũ quét nghiêm trọng. Lũ quét cuốn trôi xe cộ, làm gián đoạn dịch vụ đường sắt ở nhiều khu vực rộng lớn tại miền đông và miền nam Tây Ban Nha. Dòng nước lũ đục ngầu tàn phá một vệt dài từ vùng Malaga ở phía Nam tới Valencia ở phía Đông, cuốn trôi ô tô, đẩy nước sông dâng cao tràn vào nhà của cư dân.

Bộ trưởng Môi trường Tây Ban Nha Teresa Ribera cho biết: “Tây Ban Nha là một quốc gia đã quá quen với hạn hán, nhưng rõ ràng do hậu quả từ biến đổi khí hậu, chúng ta đang chứng kiến những sự kiện và hiện tượng thời tiết thường xuyên và khắc nghiệt hơn nhiều”. Ngày 30.10 trôi qua, bức tranh đau thương về thiệt hại con người và tài sản bắt đầu xuất hiện, hơn 200 người thiệt mạng và gần 90 người vẫn mất tích. Để chia buồn cùng các gia đình nạn nhân, Tây Ban Nha tuyên bố quốc tang trong 3 ngày.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles, 1.000 thành viên của đơn vị khẩn cấp quân sự đã được triển khai để hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp trong khu vực. Lo ngại có nhiều thi thể mắc kẹt trong bùn và tại nhà, bà cũng đề xuất lập các nhà xác di động. Giữa lúc nỗ lực tìm kiếm người chết và mất tích vẫn đang diễn ra, các chuyên gia cảnh báo những trận mưa như trút nước, theo sau là lũ lụt, chính là bằng chứng cho thấy tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính của thảm họa này được xác định là hiện tượng khí tượng Depresión Aislada en Niveles Altos (DANA), nghĩa là áp thấp biệt lập ở độ cao lớn. Theo Cơ quan khí tượng Tây Ban Nha (AEMET), đây là hiện tượng nghiêm trọng nhất được ghi nhận trong thế kỷ XXI tại Tây Ban Nha. DANA xảy ra khi một khối không khí ấm gặp không khí lạnh ở độ cao khoảng 9.000m, tạo điều kiện cho không khí lạnh tồn đọng ở một khu vực trong thời gian dài.

Đặc biệt, hôm 29.10, DANA tồn tại ở khu vực đông nam Tây Ban Nha trong suốt hơn 12 giờ, gây nên trận mưa lớn chưa từng thấy. Sự tương phản nhiệt độ cùng độ ẩm từ biển Địa Trung Hải - nơi nhiệt độ nước cao bất thường lên đến 22 độ C - đã làm gia tăng sức mạnh của DANA, biến nó thành nguyên nhân gây mưa bão mạnh và ngập lụt nghiêm trọng. Các nhà khí tượng học nhận định rằng, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính góp phần gia tăng mức độ nghiêm trọng của DANA.

Nỗ lực khắc phục hậu quả

Chính phủ Tây Ban Nha đang tập trung nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt lịch sử này. Nhằm tăng cường công tác cứu trợ thảm họa, Thủ tướng Sanchez thông báo chấp nhận đề nghị khẩn cấp của lãnh đạo Valencia về việc điều thêm 5.000 binh sĩ bên cạnh việc triển khai thêm 5.000 cảnh sát và lực lượng bảo vệ dân sự địa phương. Đây là đợt triển khai quân đội và lực lượng an ninh lớn nhất trong thời bình ở Tây Ban Nha. Thủ tướng Sanchez cam kết chính quyền Madrid sẽ huy động mọi nguồn lực cần thiết để khắc phục hậu quả thiên tai.

webp.jpg
Xe ô tô chất đống sau trận lũ lụt ở Sedavi, Valencia, Tây Ban Nha, ngày 31.10. Nguồn: Reuters

Theo AFP, gần một tuần sau khi dòng nước lũ hoành hành ở Tây Ban Nha, hy vọng tìm thấy những người sống sót vô cùng mong manh. Vì thế, công tác khôi phục trật tự và phân phối viện trợ cho những vùng bị ảnh hưởng hiện là ưu tiên hàng đầu. Tính đến ngày 4.11, nguồn cung cấp điện đã được nối lại ở hầu hết các nơi bị ảnh hưởng, trong khi việc sửa chữa đường dây viễn thông đang dần được hoàn tất. Bộ Giao thông Tây Ban Nha ước tính sẽ mất 2 - 3 tuần để thiết lập lại kết nối tàu cao tốc giữa Valencia và thủ đô Madrid. Trong hoàn cảnh khó khăn, người dân Tây Ban Nha đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao, khi hàng nghìn tình nguyện viên đã đến vùng bị ảnh hưởng để giúp đỡ các nạn nhân.

Chính phủ đã triển khai gần 15.000 cảnh sát, quân đội và máy móc hạng nặng để cứu trợ, dọn dẹp đống đổ nát, khắc phục hậu quả tại các khu vực bị lũ lụt. Hàng trăm viên chức lâm nghiệp, nhà khoa học pháp y, nhân viên hải quan cũng được huy động tới khu vực thiên tai. Thêm vào đó, ngày 5.11, Thủ tướng Sanchez công bố về gói cứu trợ khi các nhóm cứu hộ vẫn đẩy nhanh công tác tìm kiếm người bị nạn và dọn dẹp các đống đổ nát do lũ lụt gây ra. Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết, trong số 10,6 tỷ euro (11,6 tỷ USD) để giúp đỡ các nạn nhân, 838 triệu euro tiền mặt sẽ được cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi thảm họa và 5 tỷ euro tiền vay do nhà nước bảo lãnh. Chính phủ sẽ tài trợ 100% chi phí dọn dẹp, còn chính quyền địa phương chịu 1/2 chi phí sửa chữa cơ sở hạ tầng.

Sự chậm trễ dẫn đến hậu quả khó lường

Dẫu vậy, bên cạnh những nỗ lực triển khai gấp rút các hoạt động cứu trợ và các biện pháp phục hồi, Chính phủ Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích về khả năng ứng phó đối với thảm họa thiên nhiên. Nhiều người dân cho rằng, các cơ quan chức năng đã chậm trễ trong công tác cảnh báo lũ lụt vì chỉ khi nước lũ tràn về họ mới nhận được thông báo. Theo đó, AEMET đã bắt đầu phát cảnh báo đến người dân từ hôm 24.10 về sự xuất hiện của cái gọi là DANA, một hệ thống bão áp suất thấp bị cắt đứt di chuyển từ một luồng phản lực gợn sóng và bị đình trệ bất thường. Thay vì chịu trách nhiệm về những sai lầm, các nhà lãnh đạo của chính quyền khu vực và trung ương dường như đang đổ lỗi cho nhau.

AEMET cũng đã ban hành cảnh báo đỏ đối với Valencia vào sáng sớm hôm 29.10. Song, phải đến chiều tối thì cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp của địa phương mới được thành lập. Hơn nữa mãi tới 20h cùng ngày, thông báo yêu cầu người dân ở Valencia không rời khỏi nhà mới được gửi đi. Các chuyên gia khí tượng đánh giá, nếu cơ quan dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo sớm, những thảm kịch tương tự hoàn toàn có thể tránh được hoặc giảm bớt thiệt hại khi người dân không di chuyển tới các khu vực mà dòng nước lũ đang dâng cao. Chính vì vậy, trường hợp ở Valencia cho thấy tầm quan trọng và thách thức của việc truyền đạt hướng dẫn trong thiên tai, giúp người dân ứng phó kịp thời với thời tiết khắc nghiệt.

Tại Tây Ban Nha, có một hệ thống khẩn cấp nhằm thông báo trực tiếp cho người dân về các mối đe dọa thời tiết, hình thức là cảnh báo qua điện thoại di động. Hệ thống này được sử dụng lần đầu tiên tại Madrid vào năm 2023, lúc đó mọi người vẫn chưa thực sự coi trọng nó vì các cơn bão xảy ra không nghiêm trọng như dự đoán. Tuy nhiên đợt lũ lụt lần này đã nêu bật tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm.

Với sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết bất thường, việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cảnh báo dân sự là điều cần thiết, cũng như cơ sở hạ tầng phòng chống lũ lụt phải được cải tiến. Các nhà khí tượng học nhận định, biến đổi khí hậu nhiều khả năng sẽ cung cấp năng lượng cho các sự kiện mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn, điều này nêu bật nhu cầu cấp thiết trong việc điều chỉnh các khu vực dễ bị ảnh hưởng và xây dựng các biện pháp phòng ngừa phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.

Thúc đẩy hành động vì khí hậu

Việc các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn có thể thúc đẩy sự ủng hộ cho hành động vì khí hậu, nhưng các chuyên gia cảnh báo không nên cường điệu tác động này.

Cuộc thăm dò sau vụ cháy rừng tàn khốc năm 2019 ở Australia cho thấy, những người phủ nhận mối liên hệ khoa học với biến đổi khí hậu “không hề lay chuyển” trước trải nghiệm cá nhân về vụ cháy, mặc dù nhìn chung, số người bị ảnh hưởng ủng hộ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đã tăng lên. Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy, việc tiếp xúc với lũ lụt và nắng nóng đã làm tăng sự chấp nhận khoa học về khí hậu, đặc biệt là trong số những cử tri thiên hữu và những người hoài nghi về khí hậu, nhưng lại có tác động không đáng kể đến hành vi bảo vệ môi trường của mọi người.

Các chuyên gia về khí hậu cho rằng, lũ lụt đóng vai trò như một lời nhắc nhở để giảm ô nhiễm làm nóng hành tinh và cải thiện các hệ thống cảnh báo sớm cũng như các kế hoạch ứng phó nhanh. Trận mưa như trút nước ở Tây Ban Nha xảy ra 1 tháng sau khi lũ lụt chết người tấn công Trung Âu, Tây Phi và Đông Nam Á, và 2 tuần trước khi các nhà ngoại giao họp tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 của Liên Hợp Quốc ở Azerbaijan.

Một nhà khoa học về rủi ro khí hậu tại Đại học Reading, bà Liz Stephens cho biết: “Hậu quả bi thảm của sự kiện này cho thấy, chúng ta còn một chặng đường dài phía trước và với những sự kiện thời tiết được dự báo như thế này ở những quốc gia có đủ nguồn lực để làm tốt hơn”.

Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Iran thông qua luật trang phục
Thế giới 24h

Iran thông qua luật trang phục

Quốc hội Iran vừa ban hành một đạo luật mới siết chặt đáng kể các quy định về trang phục và đạo đức, vốn đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật
Quốc tế

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật

Ngày 7.12 tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống. Bất ổn chính trị là hệ lụy trước mắt mà quốc gia này phải đối mặt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật. Mặc dù lệnh chỉ kéo dài 6 giờ đồng hồ, nhưng động thái này cũng đủ để gây ra những tác động sâu sắc về chính trị, kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Hàn Quốc.

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia trong nhóm BRICS nếu họ lưu hành một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng USD. Cùng với việc đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Canada và Mexico vào Hoa Kỳ và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức Tổng thống, tuyên bố này của ông dấy lên nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.