Đồng minh hay đối thủ đều bày tỏ muốn hợp tác với Chính quyền Donald Trump

Các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế đều đồng loạt đưa ra thông điệp bày tỏ mong muốn hợp tác sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng vang dội trước bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Thị trường tài chính cũng tràn ngập sắc xanh.

world-leaders.jpg

Trung Quốc: Tôn trọng lẫn nhau

Không trực tiếp nhắc đến Donald Trump, song Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ rằng, Trung Quốc hy vọng một tương lai "chung sống hòa bình" với Hoa Kỳ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp cận và xử lý quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi", người phát ngôn cho biết; đồng thời khẳng định Nhà nước và nhân dân Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ.

Nga: Sẽ làm việc với Chính quyền mới về vấn đề Ukraine

Bộ ngoại giao ở Moscow cho biết: "Chúng tôi không hề ảo tưởng về Tổng thống đắc cử của Mỹ" và nói thêm rằng họ sẽ "làm việc với" chính quyền mới, ưu tiên đạt được "các mục tiêu đã đề ra" tại Ukraine.

Cơ quan này nhấn mạnh, "các điều kiện" để chấm dứt xung đột "không thay đổi và Washington nắm rõ điều đó".

Trước đó, ngay trong bài phát biểu tuyên bố giành chiến thắng, ông Donald Trump cam kết rằng chính quyền thứ hai của ông sẽ mở ra một “thời kỳ hoàng kim mới của nước Mỹ”. Ông cho rằng, đất nước cần "một quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh, nhưng lý tưởng nhất là chúng ta không phải sử dụng đến nó". Trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2017 đến năm 2021, ông tuyên bố "chúng ta không có chiến tranh" theo nghĩa là Hoa Kỳ hầu như không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột vũ trang lớn nào mới.

“Bốn năm chúng tôi không có chiến tranh, ngoại trừ việc chúng tôi đánh bại Nhà nước Hồi giáo”, ông nói, ám chỉ đến chiến dịch quân sự quốc tế ở Trung Đông chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS, trước đây là ISIS). “Tôi sẽ không bắt đầu một cuộc chiến. Tôi sẽ ngăn chặn các cuộc chiến", Trump nói thêm.

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine "trong vòng 24 giờ" nếu được bầu, thậm chí có thể là trước khi chính thức nhậm chức tổng thống.

Israel: Khởi đầu mới cho quan hệ song phương

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết chiến thắng của Trump báo hiệu một sự khởi đầu mới trong quan hệ Hoa Kỳ-Israel. "Xin chúc mừng sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử! Sự trở lại lịch sử của ngài tại Nhà Trắng mở ra một khởi đầu mới cho nước Mỹ và một cam kết mạnh mẽ đối với liên minh vĩ đại giữa Israel và Mỹ. Đây là một chiến thắng to lớn!", ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố do văn phòng Thủ tướng công bố.

Hamas: Đã đến lúc chấm dứt sự ủng hộ mù quáng

Bassem Naim, một thành viên của Bộ Chính trị Hamas, nói với AFP rằng dưới thời tân Tổng thống Donald Trump, "sự ủng hộ mù quáng của Hoa Kỳ đối với Do Thái phải chấm dứt vì điều này gây tổn hại đến tương lai của người dân chúng tôi cũng như an ninh và ổn định của khu vực".

Ukraine: Hy vọng hòa bình ở gần hơn

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã chúc mừng ông Donald Trump về "chiến thắng ấn tượng" của ông và cho biết ông hy vọng nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ mang lại "nền hòa bình công bằng cho Ukraine".

"Tôi đánh giá cao cam kết của Tổng thống Trump đối với cách tiếp cận “hòa bình thông qua sức mạnh” trong các vấn đề toàn cầu. Đây chính xác là nguyên tắc có thể thực sự mang lại hòa bình công bằng cho Ukraine", ông Zelenskyy cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội.

NATO: Hòa bình thông qua sức mạnh

Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã chúc mừng ông Donald Trump và cho biết sự trở lại nắm quyền của ông sẽ giúp duy trì liên minh "vững mạnh" giữa Mỹ và NATO.

"Sự lãnh đạo của Donald Trump một lần nữa sẽ đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự vững mạnh của Liên minh của chúng ta. Tôi mong muốn được hợp tác với ông ấy một lần nữa để thúc đẩy hòa bình thông qua sức mạnh của NATO", ông Rutte cho biết trong một tuyên bố.

EU: Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ

"Tôi nồng nhiệt chúc mừng Donald J Trump", Chủ tịch Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen viết trên X. "EU và Hoa Kỳ không chỉ là đồng minh. Chúng ta gắn kết với nhau bằng mối quan hệ đối tác thực sự giữa người dân, đoàn kết 800 triệu công dân. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc trên cơ sở một chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ để tiếp tục mang lại lợi ích cho họ".

Anh: Chiến thắng bầu cử mang tính lịch sử

Thủ tướng Keir Starmer đã chúc mừng vị chính trị gia 78 tuổi này về "chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử".

"Từ tăng trưởng và an ninh đến đổi mới và công nghệ, tôi biết rằng mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng ở cả hai bờ Đại Tây Dương”.

Pháp: Tôn trọng và tham vọng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chúc mừng "Tổng thống Donald Trump", nói rằng ông sẵn sàng làm việc với ông ấy "với sự tôn trọng và tham vọng" giống như "chúng ta đã làm việc trong 4 năm qua".

Trong bài đăng trên X, ông Macron cho biết mối quan hệ với ông Trump, người sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, sẽ dựa trên "niềm tin của ngài và tôi. Vì hòa bình và thịnh vượng hơn nữa".

Đức: Cùng nhau tạo ra tương lai tốt đẹp hơn

Thủ tướng Olaf Scholz nói với với ông Trump rằng "cùng nhau, hai nước sẽ tạo ra tương lai tốt đẹp hơn". "Cả hai bên đều hưởng lợi từ quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương", ông Scholz cho biết trong một tuyên bố với giới truyền thông. "EU và Hoa Kỳ là hai khu vực kinh tế lớn tương tự, được kết nối bởi các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ nhất trên thế giới".

Nhật Bản: Đưa quan hệ song phương lên nấc thang mới

Thủ tướng Shigeru Ishiba nói với các phóng viên rằng ông hy vọng "sẽ hợp tác chặt chẽ với ông Trump để đưa liên minh Nhật-Mỹ và mối quan hệ Nhật-Mỹ lên tầm cao mới".

Nam Phi: Củng cố trên mọi mặt

Tổng thống Cyril Ramaphosa, quốc gia sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch G20 vào năm tới – ngay trước Hoa Kỳ vào năm 2026 – gửi thông điệp đến Donald Trump rằng, ông mong muốn "tiếp tục mối quan hệ đối tác chặt chẽ và cùng có lợi giữa hai quốc gia trên mọi lĩnh vực hợp tác".

Ảrập Xêút: Mối quan hệ chặt chẽ và hữu nghị

Quốc vương Salman của Ảrập Xêút và con trai ông, người lãnh đạo trên thực tế là Thái tử Mohammed bin Salman đã gửi điện tín cho Trump, trong đó Quốc vương Salman ca ngợi "mối quan hệ chặt chẽ và hữu nghị giữa hai quốc gia và hai dân tộc; khẳng định sẽ tìm cách củng cố và phát triển mối quan hệ này hơn nữa trên mọi lĩnh vực", Hãng thông tấn chính thức của Ảrập Xêút cho biết.

Qatar: Thúc đẩy an ninh và ổn định

Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani của Qatar, nước quân chủ vùng Vịnh đóng vai trò trung gian quan trọng trong cuộc xung đột ở Gaza và là nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ tại Trung Đông, cho biết ông mong muốn "được hợp tác một lần nữa để thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực cũng như trên toàn cầu".

Thổ Nhĩ Kỳ: Hy vọng các cuộc chiến sẽ chấm dứt

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chúc mừng "người bạn Donald Trump" và viết trên X rằng "Tôi hy vọng quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Hoa Kỳ sẽ ngày càng bền chặt, các cuộc khủng hoảng và chiến tranh khu vực và toàn cầu, đặc biệt là cuộc chiến Palestine và chiến tranh Nga-Ukraine, sẽ chấm dứt".

Ai Cập: Cùng nhau hướng tới hòa bình

Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi đã chúc mừng ông Trump và cho biết ông hy vọng sự trở lại Nhà Trắng của ông có thể giúp mang lại hòa bình cho Trung Đông.

"Tôi chúc ông ấy mọi thành công... và tôi mong muốn cùng nhau thúc đẩy hòa bình, duy trì ổn định khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Ai Cập và Hoa Kỳ cùng nhân dân hữu nghị của hai nước", ông Sisi phát biểu trên X.

Singapore: Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu

Trong bài đăng trên X, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. "Tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển và dẫn đầu thế giới", ông viết. "Tôi mong muốn đưa quan hệ đối tác của chúng ta lên tầm cao hơn nữa"; đồng thời khẳng định hy vọng sớm được chào đón ông Trump trở lại Singapore.

Hàn Quốc: Liên minh để tỏa sáng

Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chúc mừng Donald Trump và đăng trên X rằng "dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ngài, tương lai của liên minh Hàn Quốc - Hoa Kỳ và nước Mỹ sẽ tươi sáng hơn. Mong muốn được hợp tác chặt chẽ với ngài".

Hungary: Sự trở lại vĩ đại

Thủ tướng Viktor Orban, đồng minh thân cận nhất của ông Donald Trump tại châu Âu, gọi kết quả này là " là sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử chính trị phương Tây".

"Bất chấp bị đe dọa phải ngồi tù, bị tịch thu tài sản, đối mặt với hai vụ ám sát và bị toàn bộ giới truyền thông ở Hoa Kỳ đều quay lưng, nhưng ngài ấy vẫn chiến thắng", ông Orban viết trên Facebook.

Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.