Thủ tướng Ấn Độ chúc mừng 'người bạn thân thiết' Donald Trump

Nhà lãnh đạo của quốc gia Nam Á này cho biết ông mong muốn "làm mới mối quan hệ hợp tác" với nhà lãnh đạo đến từ Đảng Cộng hòa.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác chúc mừng ông Donald Trump về "chiến thắng lịch sử" của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Modi gọi ứng cử viên Cộng hòa là "bạn", phản ánh tình bạn cá nhân được đánh giá cao giữa hai nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump.

z6006000047068-e84a6f50961ffc29def8c0cdc1baffbc.jpg
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Donald Trump từng có mối quan hệ cá nhân thân thiết. Ảnh: Hindu Times

Ông Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris vào đầu giờ sáng 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), khi phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Quận Palm Beach ở Florida. Theo nhiều cuộc thăm dò, ứng cử viên đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng tại hơn 30 tiểu bang, bao gồm các tiểu bang quan trọng, đánh dấu sự trở lại đáng chú ý nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

"Xin chúc mừng nồng nhiệt người tới người bạn Donald Trump của tôi về chiến thắng lịch sử của bạn trong cuộc bầu cử", ông Modi viết, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng ông mong muốn "làm mới sự hợp tác của chúng ta" để củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước. "Cùng nhau, chúng ta hãy làm nỗ lực để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân của chúng ta; thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng toàn cầu".

Ông Trump thường ca ngợi nhà lãnh đạo Ấn Độ tại các cuộc vận động tranh cử của mình, gọi ông Modi là "người bạn của tôi" và "người bạn tốt bụng nhất".

Phát biểu trên podcast Flagrant do Andrew Schulz và Akaash Singh dẫn chương trình vào tháng trước, ông Trump tuyên bố rằng bối cảnh chính trị của Ấn Độ đã "rất bất ổn" trước khi Thủ tướng Modi nhậm chức vào năm 2014, mặc dù người tiền nhiệm của ông Modi, Thủ tướng Manmohan Singh của Đảng Quốc đại Ấn Độ, đã nắm quyền trong một thập kỷ.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Modi năm 2019, ông Trump đã tham gia cuộc mít tinh lớn “Howdy, Modi” tại Houston, Texas. Sự kiện này có sự tham dự của hàng chục nghìn người Ấn Độ và được giới truyền thông mô tả là cuộc tụ họp lớn nhất từ ​​trước đến nay của một nhà lãnh đạo nước ngoài tại Hoa Kỳ.

“Chỉ có tôi và anh ấy (Thủ tướng Modi) và mọi thứ thật tuyệt vời. Với 80.000 người, chúng tôi cùng nhau tuần hành. Có lẽ tôi sẽ không thể làm điều gì đó như thế”, ông Trump nói về sự kiện chào đón Thủ tướng Modi trong cuộc nói chuyện tháng trước, dường như ám chỉ rằng, những nỗ lực ám sát ông trong suốt chiến dịch tranh cử sẽ khiến ông không dám hành động mạo hiểm như vậy.

Năm 2020, Trump đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Ấn Độ với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ và được chào đón bởi đám đông 125.000 người tại cuộc mít tinh 'Namaste Trump' (Xin chào Trump) tại một sân vận động ở Ahmedabad thuộc bang Gujarat, nơi Modi từng là lãnh đạo khi trở thành thủ tướng.

Các chuyên gia chính sách đối ngoại Ấn Độ đã lưu ý rằng mặc dù có sự liên kết chiến lược về các vấn đề quốc phòng và an ninh trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, thương mại đã nổi lên như một điểm bế tắc, vì chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump đã dẫn đến các tranh chấp liên quan đến thuế quan giữa hai nước. Trump gần đây tuyên bố rằng Ấn Độ áp đặt một số mức thuế cao nhất đối với các sản phẩm nước ngoài và tuyên bố sẽ áp dụng thuế có đi có lại nếu tái đắc cử. Theo tờ Economic Times, Hoa Kỳ là điểm đến lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ. Trong năm 2023 - 2024, kim ngạch nhập khẩu vào Ấn Độ từ Hoa Kỳ đạt 42,2 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu từ Ấn Độ đạt 77,52 tỷ USD.

Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.