Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Ẩn số từ những bang chiến trường

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào hôm nay, 5.11 (theo giờ địa phương) sẽ lãnh đạo một quốc gia có hơn 330 triệu người, nhưng cuộc đua gần như chắc chắn sẽ được quyết định bởi chỉ vài chục nghìn cử tri - một bộ phận rất nhỏ dân số - ở 7 bang được coi là chiến trường; kết quả ở 7 bang này sẽ tạo ra 128 kịch bản, trong đó 4 kịch bản sẽ phân định thắng thua chỉ bằng một phiếu đại cử tri.

z5998020624517-6164d4ba0b973c6dbd6fb9e7b152621a.jpg
Ứng viên Kamala Harris và Donald Trump. Ảnh: AP

Nguyên nhân là do chỉ có 7 trong số 50 tiểu bang thực sự sẽ mang tính cạnh tranh trong năm nay, trong khi những bang còn lại đều đã được xác định ủng hộ đảng Dân chủ hoặc đảng Cộng hòa từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Vậy cơ chế nào lại khiến cuộc đua giành chức Tổng thống Hoa Kỳ được quyết định bởi một nhóm nhỏ người Mỹ?

“Đại cử tri” - "đặc sản" của hệ thống bầu cử Mỹ

Ngày 5.11 là ngày trọng đại đối với nước Mỹ, khi người dân cả nước đi bỏ phiếu chọn ra ai sẽ dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 4 năm tới. Tuy nhiên, lá phiếu phổ thông của cử tri không phải là "chìa khóa" trực tiếp dẫn đến Nhà Trắng cho hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris. Lá phiếu quyết định nằm trong tay các đại cử tri - một hệ thống đặc biệt, có một không hai của nền chính trị Mỹ.

Đại cử tri là các cá nhân được lựa chọn để đại diện cho từng bang bỏ phiếu bầu tổng thống. Phiếu bầu của đại cử tri mới là lá phiếu trực tiếp bầu ra tổng thống Mỹ. Ứng cử viên chiến thắng ở mỗi tiểu bang, cũng như Washington, D.C sẽ nhận được số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó.

Mỗi bang ở Mỹ được phân chia số lượng đại cử tri dựa trên số lượng nghị sĩ của bang này trong Quốc hội liên bang. Cụ thể, mỗi bang được phân số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và dân biểu của bang đó. Trong khi số thượng nghị sĩ luôn cố định là 2 người đối với tất cả 50 bang và Thủ đô Washington, D.C thì số dân biểu mỗi bang lại thay đổi theo từng năm và phụ thuộc vào dân số bang.

Ví dụ, bang California (bang đông dân nhất nước Mỹ) có dân số gần 39 triệu người và được phân 52 dân biểu. Do đó, bang này được chia tổng cộng 54 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, bang ít dân nhất là Wyoming chỉ có chưa đầy 580.000 người nên chỉ được phân 1 dân biểu và 3 phiếu đại cử tri.

Số lượng đại cử tri của mỗi bang thay đổi qua từng kỳ bầu cử, nhưng tổng số đại cử tri toàn quốc luôn cố định là 538 người. Bất kỳ ứng viên nào giành quá bán phiếu đại cử tri, tức ít nhất 270 phiếu, sẽ đắc cử tổng thống.

Một ứng cử viên cần giành được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri của đất nước, tức là 270 phiếu. Một ứng cử viên có thể giành được đa số phiếu đại cử tri ngay cả khi thua tổng số lượng phiếu bầu phổ thông tính trên toàn quốc. Điều này từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2016, khi ông Donald Trump ít số phiếu phổ thông hơn bà Hillary Clinton nhưng vẫn giành chiến thắng chung cuộc nhờ phiếu đại cử tri.

Trong trường hợp hai ứng cử viên có số phiếu đại cử tri ngang nhau là 269 - 269 phiếu, Hạ viện sẽ chọn ra người chiến thắng, trong đó phái đoàn nghị sĩ của mỗi tiểu bang sẽ nhận được một phiếu bầu - một kịch bản mà các nhà phân tích cho rằng có khả năng sẽ có lợi cho cựu Tổng thống Donald Trump.

Nếu mọi tiểu bang, trừ các tiểu bang chiến trường, bỏ phiếu như họ đã cam kết trước đó thì Phó Tổng thống đương nhiệm Harris dường như chắc chắn giành được 226 phiếu đại cử tri và cựu Tổng thống Trump có 219 phiếu. Điều đó có nghĩa là còn 93 phiếu chưa được phân định và các phiếu này thuộc về các tiểu bang còn dao động.

Những tiểu bang nào sẽ quyết định?

Có 7 tiểu bang hiện vẫn chưa thể đoán định được sẽ ủng hộ cho bên nào: bộ ba tiểu bang thuộc Vành đai rỉ sét (Rust Belt - một thuật ngữ không chính thức để chỉ một giai đoạn của Hoa Kỳ đã trải qua sự suy giảm công nghiệp bắt đầu từ khoảng năm 1970) gồm Michigan, Pennsylvania và Wisconsin; và 4 tiểu bang thuộc Vành đai mặt trời (Sun belt - khu vực băng ngang miền Tây và Tây Nam nước Mỹ, chứng kiến sự phát triển công nghiệp) gồm Arizona, Georgia, Nevada và Bắc Carolina.

3 tiểu bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã từng là "thành trì màu xanh" (màu của đảng Dân chủ) trong suốt cả một thế hệ. Nhưng, vào năm 2016, ứng cử viên Donald Trump đã bất ngờ giành chiến thắng sít sao ở cả 3 bang này, mang lại chiến thắng bất ngờ cho ông trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton.

Bốn năm sau, ông Joe Biden thắng cử Tổng thống sau khi giành lại Michigan, Wisconsin và Pennsylvania cho đảng Dân chủ, đồng thời giành chiến thắng bất ngờ ở Georgia và Arizona, hai tiểu bang trước đây được đánh giá là thành trì của đảng Cộng hòa.

Các cuộc thăm dò cho thấy điều gì?

Các cuộc thăm dò cuối cùng của New York Times/Siena College kết thúc vào ngày 4.11 cho thấy cả 7 tiểu bang chiến trường đều đang trong thế cân bằng thực sự. Ông Donald Trump đang dẫn trước một chút ở Arizona, nhưng bà Kamala Harris lại nhỉnh hơn ở Georgia, Nevada và Bắc Carolina. Trong khi đó, cuộc đua gần như cân bằng ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin nơi bà Harris được coi là mạnh hơn.

Các cuộc thăm dò trung bình cho thấy con đường rõ ràng nhất của bà Harris để giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn là thông qua Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, kết hợp với số phiếu đại cử tri từ Quận số 2 của Nebraska. Điều này sẽ mang lại cho bà 270 phiếu đại cử tri, ngay cả khi bà thua ở các chiến trường khác. Nhưng chiến thắng của ông Trump ở Michigan hoặc Pennsylvania sẽ làm phức tạp con đường này của bà.

Các cuộc thăm dò cho thấy, ngay cả tại các tiểu bang được coi là còn dao động này, hầu hết cử tri đã đưa ra quyết định từ lâu. Nhưng trong số 8% số người được hỏi trên khắp các tiểu bang chiến trường cho biết họ đã thay đổi quyết định gần đây khi 55% nghiêng về bà Harris so với 44% nghiêng về ông Trump.

Tại sao Pennsylvania lại quan trọng như vậy?

Pennsylvania được coi là tiểu bang quan trọng nhất đối với cơ hội vào Nhà Trắng của bà Harris hoặc ông Trump và được coi là tiểu bang “ẩn số” có thể đưa đến "bước ngoặt" đối với cuộc bầu cử; nguyên nhân là bởi tiểu bang này có 19 phiếu đại cử tri, nhiều hơn bất kỳ bang chiến trường nào khác.

Nếu bà Harris thua ở Pennsylvania, bà sẽ cần phải giành chiến thắng ở Bắc Carolina hoặc Georgia - hai tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ tổng cộng ba lần trong bốn thập kỷ qua - để có cơ hội chiến thắng.

Ngược lại, nếu ông Trump thua ở Pennsylvania, ông sẽ cần phải thắng ở Wisconsin hoặc Michigan, những nơi chỉ bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa một lần kể từ những năm 1980 - và từng bỏ phiếu cho ông Trump 8 năm trước.

Cả hai ứng cử viên đều coi Pennsylvania là tiểu bang quan trọng nhất với thực tế cho thấy cả bà Harris và ông Trump dành nhiều thời gian tranh cử ở đây nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Trong các chiến dịch của mình, họ đã chi số tiền kỷ lục là 279,3 triệu USD cho quảng cáo phát sóng tại Pennsylvania, nhiều hơn 75 triệu USD so với bang “tốn kém” thứ hai là Michigan, theo công ty theo dõi AdImpact.

Liệu có “chấm xanh giữa biển đỏ” ở Nebraska?

Trong số 50 tiểu bang của Mỹ, 48 trong số đó tiểu bang quyết định người chiến thắng theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không” - nghĩa là người giành được nhiều phiếu phổ thông hơn sẽ giành được toàn bộ phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, tại hai tiểu bang Nebraska và Maine, phiếu đại cử tri được phân bổ theo chiến thắng của ứng cử viên ở mỗi khu vực bầu cử.

Bang Nebraska có 5 phiếu đại cử tri. Bang chia hai phiếu cho người thắng phiếu phổ thông của toàn bang. Ba phiếu còn lại được phân bổ cho người thắng phiếu bầu phổ thông trong ba khu vực bầu cử của bang, gồm NE-1, NE-2 và NE-3.

Nebraska được coi là "bang đỏ", hay thành trì của đảng Cộng hòa từ năm 1968. Nhưng đến năm 2008, bang này xuất hiện một "chấm xanh giữa biển đỏ", khi ứng viên Barack Obama giành chiến thắng ở NE-2 đồng nghĩa với việc giành được 1 phiếu đại cử tri từ khu vực bầu cử này. Năm 2020, chấm xanh này xuất hiện lần nữa, khi ông Joe Biden thắng ở NE-2. Cả hai ứng viên Dân chủ giành được "chấm xanh" ở NE-2 đều đắc cử tổng thống.

Khu vực bầu cử NE-2 gồm Omaha, thành phố đông dân nhất Nebraska, và vùng ngoại ô. Dù có diện tích tương đối nhỏ, NE-2 lại có dân số lớn và chiếm lượng lớn cử tri trên toàn bang.

Đặc biệt là trong bối cảnh hai ứng cử viên đang bám đuổi sít sao ở 7 bang chiến trường, phiếu bầu đơn lẻ ở Omaha của Nebraska có thể sẽ rất quan trọng. Nếu bà Harris thắng ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin trong khi ông Trump giành được bốn chiến trường còn lại thì khi đó khu vực bầu cử số 2 của Nebraska sẽ quyết định liệu cuộc bầu cử có kết thúc với tỷ số hòa hay bà Harris sẽ thắng thế.

Thế giới 24h

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết
Quốc tế

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết

Sáng 5.11 giờ địa phương (chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu ở các bang New York, New Jersey và Virginia mở cửa đón cử tri. Ngoài lựa chọn tổng thống, cử tri Mỹ trong Ngày Bầu cử còn bỏ phiếu bầu lại toàn bộ Hạ viện và hơn 30 ghế Thượng viện. Quốc hội mới sẽ phải giải quyết nhiều việc vào năm tới, từ việc cắt giảm thuế và tài trợ chăm sóc sức khỏe đến việc ngăn chặn vỡ nợ và đóng cửa chính phủ. Sau đây là bốn vấn đề lớn mà Quốc hội khóa 119 sẽ phải giải quyết.

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel
Quốc tế

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel

Iran cho biết, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công Israel bằng các đầu đạn mạnh hơn và các vũ khí chưa từng dùng trong 2 cuộc tấn công trước, sẽ huy động cả quân đội chính quy. Thông tin trên được tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Iran và một số nước đồng minh được thông báo về kế hoạch trên cho biết.

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G
Quốc tế

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G

Các thuyết âm mưu về gian lận bầu cử Mỹ chưa được kiểm chứng đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội với những hình ảnh giả mạo, bị cắt ghép về việc các phiếu bầu bị tiêu hủy, thông tin sai lệch về địa điểm bỏ phiếu… đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri Mỹ vào hệ thống bầu cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường

Kết quả cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được đài NBC News công bố ngày 3.11 cho thấy, cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang diễn ra vô cùng sát sao, với mỗi người nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.