Thị phần “chưa đến đâu”
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 83 tỷ USD, tăng gần15%.
Một số nhóm hàng có mức tăng trưởng rất cao như sắt thép 200%, cà phê 75,2%, hạt tiêu55,8%. Các nhóm hàng truyền thống nhưdệt may, gia dày, đồ gỗcũng tăng trưởng 10-15%... Nhóm hàng duy nhất bị giảm sút do tác động của dịch Covid-19 là điện thoại và linh kiện.
Tại tọa đàm “Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng” ngày 8.8, Trần Thanh Hải Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, chúng ta thực thi EVFTA trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, nhưng nhờ sự nỗ lực đến nay kết quả đạt được hết sức khả quan. Nhìn chung, tác động của EVFTA là một xung lực rất tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
TheoPhó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên Ngô Chung Khanh, doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách tận dụng EVFTA một cách đa dạng. Những mặt hàng được giảm thuế mạnh như rau quả, thuỷ sản đều tăng trưởng tốt. Tất cả thành viên EU đều nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy doanh nghiệp đã biết đa dạng thị trường.
“Dù còn gặp khó khăn vì EU là thị trường khó tính với nhiều hàng rào kỹ thuật, nhưng doanh nghiệp vẫn sẵn sàng thử thách đó, đáp ứng tiêu chuẩn cao để vào thị trường. Tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi để đáp ứng nhu cầu của EU và đưa hàng vào một cách bài bản”, ông Khanh đánh giá.
Mặc dù vậy Việt Nam vẫn chưa thực sự tận dụng tốt EVFTA như kỳ vọng. Theo ông Khanh, thị phần hàng hóa Việt Nam tại EU vẫn “chưa đến đâu”: rau quả chưa đến 4%, thủy sản 8%, xuất khẩu gạo vào EU rất thấp.
Phải xây dựng được thương hiệu
Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản (VASEP) phân trần, khi xuất khẩu thủy sản vào EU, thách thức lớn của doanh nghiệp là đảm bảo quy tắc xuất xứ. Việc bị thẻ vàng IUU cũng hạn chế rất nhiều đến kim ngạch xuất khẩu.Cùng với đó, lạm phát caokhiếnngười tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, tập trung vào mặt hàng giá vừa phải...
Chia sẻ thêm khó khăn, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết,ởĐông Nam Á, EVFTA chỉ mới được ký với Việt Nam và Singapore. Tuy Singapore không có gạo để xuất khẩu, nhưng thị phần gạo vào EU của chúng ta rất thấp. Điều này cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa hiệu quả EVFTA.
Ông Bình cho rằng, muốn đẩy mạnh thị phần gạo, cần có một chương trình hợp tác và các doanh nghiệp cần hợp sức tạo dựng được thương hiệu gạo Việt ở thị trường này.
Đồng tình quan điểm trên, ông Trần Thanh Hải cho rằng, tốc độ tăng trưởng của chúng ta thời gian qua rất tích cực, nhưng so với đối thủ cạnh tranh, so về thị phần thì chưa phải là tỷ lệ tốt. Do đó, bên cạnh các yếu tố đã có từ chính EVFTA, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu.