Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

Nhiều địa phương có chính sách thúc đẩy du lịch MICE

Theo dữ liệu của Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, MICE là thị trường đóng góp doanh thu cao nhất cho ngành du lịch. Dự kiến doanh thu đạt 1.439 tỷ USD vào năm 2025 và tăng lên 1.780 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, châu Âu là thị trường du lịch MICE lớn nhất thế giới, trong khi châu Á ngày càng chú ý đến hình thức này.

T5.jpg
Cần định vị Việt Nam là điểm đến của du lịch MICE. Nguồn: ITN

Tại Việt Nam, theo ước tính của các doanh nghiệp trong nước, khách du lịch MICE ở các công ty lữ hành chiếm trung bình 15 - 20% tổng lượng khách và lên đến 60% tại một số đơn vị lớn trong những tháng cao điểm. Khách du lịch MICE châu Âu chiếm khoảng 20% và là dòng khách cao cấp, mức chi tiêu 700 - 1.000 USD/ngày; khách châu Á chi tiêu hơn 400 USD/ngày.

Nhận thấy tiềm năng lớn của du lịch MICE, thời gian qua các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đã tích cực đẩy mạnh loại hình này. Đầu tháng 3.2024, TP. Hồ Chí Minh được vinh danh Điểm đến du lịch MICE hàng đầu châu Á lần thứ tư liên tiếp tại Giải thưởng Du lịch MICE thế giới năm 2023 tổ chức tại Đức. Tháng 7 vừa qua, thành phố đã đón 500 khách du lịch MICE từ Ấn Độ tham quan du lịch và dự hội nghị. Thành phố cũng đón nhiều đoàn khách du lịch MICE từ các nước trên thế giới với hàng trăm khách mỗi đoàn. Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, nhằm thu hút số lượng lớn các đoàn khách du lịch quốc tế đến tổ chức hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng, triển lãm và kết hợp tham quan du lịch, Sở đang xây dựng các chính sách ưu đãi đối với các đoàn khách MICE, các đơn vị tổ chức, cung cấp dịch vụ…

6 tháng đầu năm nay, Bình Định tổ chức hơn 132 hội nghị, hội thảo thu hút trên 30.700 lượt khách. Để từng bước hình thành, phát triển sản phẩm du lịch MICE, HĐND tỉnh Bình Định đã thông qua Nghị quyết số 15/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ thu hút đoàn khách đến Bình Định dự hội nghị, hội thảo. Theo đó, sẽ giảm 50% tiền thuê hội trường, phòng họp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh; hỗ trợ 50% chi phí biểu diễn nghệ thuật truyền thống Bình Định do Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh thực hiện phục vụ hội nghị...

Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đã tham mưu UBND thành phố triển khai chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE. Cụ thể, thành phố hỗ trợ đón tiếp, chào mừng, tặng quà lưu niệm, truyền thông và tư vấn tổ chức sự kiện MICE, vinh danh các đơn vị đưa khách đến Đà Nẵng. Đặc biệt, đối với các đoàn từ 500 khách trở lên, thành phố sẽ hỗ trợ đoàn tiền trạm, khảo sát tổ chức sự kiện… Tương tự, du lịch MICE được xác định là thị trường trọng tâm của ngành du lịch Quảng Ninh, tỉnh cũng đang xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ đặc biệt như tổ chức chào đón, giảm giá vé tham quan, tặng hoạt động trải nghiệm...

Đẩy mạnh quy hoạch, cơ sở hạ tầng

Các chuyên gia đánh giá nước ta có nhiều tiềm năng để thu hút du lịch MICE và đây được xác định là hướng đi quan trọng của ngành. Tuy nhiên, hiện còn thiếu các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và ngay cả các khu du lịch, thậm chí khách sạn lớn, cũng không đủ cơ sở hạ tầng, ví dụ thiếu trung tâm hội nghị với sức chứa lớn.

Thêm nữa, việc quảng bá du lịch nhìn chung vẫn chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch MICE. "Với tiềm năng của Việt Nam, chúng ta có đủ điều kiện để phát triển MICE, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa định vị được điểm đến, không có kế hoạch truyền thông, xúc tiến điểm đến…", ông Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Lux Group nói.

Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, muốn phát triển du lịch MICE, trước tiên cần phát triển hạ tầng quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ, để từ đó dẫn dắt các dịch vụ liên quan khác.

Dưới góc nhìn kinh tế, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh, phải có cái nhìn khác hơn, toàn diện hơn để phát triển du lịch MICE một cách chuyên nghiệp, tạo được nguồn thu lớn. Theo đó, phải có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, cụ thể là hệ thống khách sạn quy mô lớn, dịch vụ trải nghiệm... cũng như đội ngũ tổ chức sự kiện. Có sự gắn kết giữa doanh nghiệp, các khu du lịch với các hãng vận chuyển như đường hàng không, đường bộ, đường thủy để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức. Khâu tuyên truyền, quảng bá phải có định hướng rõ ràng với nhóm khách này.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, quy hoạch cần đi trước đón đầu. Theo đó, các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí. Phải kết hợp các tour du lịch để tạo ra sự liên kết để các doanh nghiệp trong cùng địa bàn đều thụ hưởng lợi ích từ du lịch MICE.

500 doanh nghiệp du lịch tham dự MICE EXPO 2024

Ngày 27.9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội diễn ra sự kiện kết nối kinh doanh du lịch MICE 2024 (MICE EXPO 2024) với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến xanh của du lịch MICE".

Sự kiện do Câu lạc bộ Du lịch MICE Việt Nam tổ chức nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa người bán (seller) và người mua (buyer), chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch MICE.

Với quy mô 500 doanh nghiệp, 800 đại biểu tham dự, MICE EXPO 2024 là cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và cùng nhau nhận định xu thế, xây dựng kế hoạch hành động cho thời gian tới cũng như định vị thương hiệu du lịch MICE Việt Nam trên bản đồ du lịch MICE thế giới.

Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi.