Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Tỷ lệ nội địa hóa mới đạt 5 -10%

Ngành công nghiệp điện tử có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu cả nước. Trong vòng 10 năm, xuất khẩu điện tử chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và đứng đầu trong các ngành chế biến chế tạo.

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển. Nguồn: ITN

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển. Nguồn: ITN

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành điện tử đã có những bước tiến vượt bậc, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp điện tử hoạt động tại nước ta (bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm điện tử thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, tivi, máy giặt, điện thoại, máy in… Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới.

Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu điện thoại, máy tính khởi sắc, tăng lần lượt 11,3% và 28,6% so với cùng kỳ năm trước, với tổng kim ngạch hơn 60 tỷ USD. Dự kiến, nếu duy trì được mức tăng như nửa đầu năm, ngành điện tử sẽ tạo ra doanh thu xuất khẩu khoảng 120 - 125 tỷ USD vào cuối năm nay, do nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc cải thiện mạnh mẽ.Bên cạnh đó, về sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử 7 tháng năm nay 2024, một số sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dù vậy, năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành điện tử vẫn còn hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường, Bộ Công Thương đánh giá. Các doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu và chiếm thị phần nhỏ. Hiện thị trường điện - điện tử dân dụng trong nước chủ yếu do các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay chỉ khoảng 5 - 10%. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên, đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường cũng như của các doanh nghiệp FDI. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt.

Tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng

Bộ Công Thương cho rằng, ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi Việt Nam nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của khu vực ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia vào các hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu nguồn lao động dồi dào và được đánh giá là học hỏi nhanh trong khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử, kể cả các thiết bị điện tử hiện đại. Chi phí nhân công lao động tương đối thấp tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong khu vực... Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như: quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit...

Đặc biệt, Việt Nam có an ninh chính trị ổn định. Chính phủ cũng đang tạo rất nhiều ưu đãi cho đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Đây là những yếu tố quan trọng bậc nhất với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung, và với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện tử nói riêng.

Để hiện thực hóa tiềm năng của ngành điện tử, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp ngành điện tử cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu chuỗi đang hoạt động tại Việt Nam và tăng cường tham gia các hoạt động, sự kiện kết nối kinh doanh để có thể tận dụng được những cơ hội kết nối với doanh nghiệp điện tử EU.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), doanh nghiệp có thể nghiên cứu phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh, có các cách thức tương tác mới trong nội bộ, với khách hàng, thị trường và có thể lập “phòng tác chiến” xử lý nhanh. Hoặc chuyển đổi sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường (mặt hàng thiết yếu; đơn hàng nhỏ…), gắn với xu thế tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần linh hoạt thị trường, đối tác, tiếp cận thị trường ngay khi có điều kiện và tăng cường khai thác thị trường trong nước; Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp, có thể áp dụng trả chậm, chia sẻ đơn hàng; hàng đổi hàng…

Ngoài ra, theo các chuyên gia, để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhập lậu…). Đồng thời tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.