Thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại

Để đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển xứng tầm, cần thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.

Định hướng thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững -0
Tốc độ GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ĐBSCL đạt 6,12%. Nguồn:ITN

Xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ

ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước.

Thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Tốc độ GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng đạt 6,12%. Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng đạt 19,5 tỷ USD; xuất siêu là 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD; tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu hàng hóa đạt 6,48 tỷ USD; tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như nhóm hàng rau quả, gạo, tôm... phần lớn đến từ ĐBSCL. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng ĐBSCL 7,6 triệu tấn.

Tính chung đến nay, vùng đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại...

Tuy nhiên, dù có nhiều thế mạnh, song kinh tế ĐBSCL phát triển vẫn chưa tương xứng tiềm năng.

Tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6.9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, quy mô kinh tế của vùng chiếm hơn 12% so với cả nước. Tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương còn chậm, chuyển dịch kinh tế chưa đạt yêu cầu.

Hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức. Chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; hạ tầng giao thông liên kết vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp vùng chưa phát triển đồng bộ. Khả năng thu hút nguồn lực thấp, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện chậm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng, một trong những nguyên nhân là lĩnh vực logistics chưa phát triển tạo thành điểm nghẽn, từ đó hạn chế năng lực cạnh tranh, cơ hội đưa sản phẩm của vùng đến với người tiêu dùng. 

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, vùng ĐBSCL vẫn còn thiếu cơ sở vật chất phục vụ xúc tiến thương mại. Công tác xúc tiến thương mại của vùng còn thiếu đồng bộ, các hoạt động thường chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức...

Tăng cường liên kết 

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng cần có định hướng và tầm nhìn phát triển là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới; trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Phó Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cho biết, địa phương hiện xuất khẩu hai nhóm hàng chính là công nghiệp và nông lâm, thủy, sản. Trong đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản không chỉ có giá trị lớn mà còn liên quan đến đời sống của người dân.

Ông Tuấn cho rằng, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đổi mới sáng tạo. Hiện, chế biến của vùng còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, do đó cần đẩy mạnh liên kết để tạo vùng nguyên liệu. Có vùng nguyên liệu thì tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ được đảm bảo. 

Theo ông Tuấn, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ một số đề án liên kết mang tính chặt chẽ, có doanh nghiệp đầu tàu để chuẩn hóa xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc thì sẽ có tác dụng lớn đối với vùng. Đồng thời, cần tăng cường kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại của vùng.

Cần Thơ xác định sản xuất, xuất khẩu gạo đang là thế mạnh và cần tiếp tục được phát triển. Để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông nghiệp của vùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử đề xuất, các cơ quan ban, ngành phối hợp, tăng cường công tác xúc tiến thương mại ổn định được thị trường cũ và phát triển thị trường mới; cần có xúc tiến thương mại chuyên đề cho các sản phẩm chủ lực của vùng như thủy hải sản, gạo, nông sản, nông sản chế biến...

Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành liên quan có chính sách ưu đãi và hiệu quả hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu nông nghiệp có nguồn vốn chủ động sản xuất và phát triển thị trường. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành khác tập trung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm logistics hệ thống kho bãi, để các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài tốt để tăng sức cạnh tranh và giảm giá thành. Đặc biệt, Bộ Công Thương tích cực hỗ trợ các địa phương trong vùng xây dựng được thương hiệu hiệuu quả, từ đó tăng sức cạnh tranh.

Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ Võ Hồng Anh kiến nghị, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL cần tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin thị trường xuất khẩu, tận dụng các ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đẩy mạnh các chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm thế mạnh đến với đối tác quốc tế. Tăng cường liên kết khối, các doanh nghiệp logistics xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện cho xuất khẩu nông lâm thủy sản sang EU, Mỹ... Áp dụng công nghệ thương mại điện tử trong kinh doanh; nghiên cứu xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu...

Thị trường

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững. 

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank
Thị trường

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết 31.12.2024.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và các yêu cầu khắt khe của các Tập đoàn đa quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang từng bước dịch chuyển xanh trong sản xuất, nhà máy xanh, năng lượng xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường.