Một doanh nghiệp liên hệ mật thiết với Danh Khôi Holdings vừa tăng vốn điều lệ đã huy động gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Một doanh nghiệp liên quan mật thiết đến Danh Khôi Holding vừa huy động gần 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu.

CTCP Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát vừa công bố đã hoàn tất phát hành 28.880 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/tp ra thị trường trong nước, huy động 2.880 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu là 48 tháng, đáo hạn vào ngày 31.12.2027. Lãi suất trái phiếu thuộc loại lãi suất kết hợp, lãi suất phát hành ở mức 12%/năm. 

Các nội dung khác như mục đích phát hành, tài sản đảm bảo, trái chủ,... không được doanh nghiệp công bố.

Về tổ chức phát hành trái phiếu, Hưng Thịnh Phát được thành lập vào tháng 10.2021, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở hữu đi thuê. 

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, Hưng Thịnh Phát đặt trụ sở chính tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Hai thành viên góp vốn thành lập công ty là ông Lâm Kỳ Diệu (nắm 70% vốn điều lệ) và ông Phạm Văn Ngọc (nắm 30% vốn điều lệ). Trong đó, ông Diệu giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật doanh nghiệp. 

Đến tháng 11.2022, Hưng Thịnh Phát dời trụ sở về TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời phần vốn góp 30% của ông Ngọc được chuyển sang cho bà Nguyễn Thị Lệ Thủy. Phần vốn góp 70% của ông Diệu không thay đổi. 

Một doanh nghiệp liên hệ mật thiết với Danh Khôi Holdings vừa tăng vốn điều lệ đã huy động gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu -0
Vừa tăng vốn điều lệ xong, Hưng Thịnh Phát đã huy động gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngày 19.12.2023 (tức khoảng 2 tuần trước khi phát hành lô trái phiếu 2.888 tỷ đồng nói trên), Hưng Thịnh Phát chuyển mô hình hoạt động sang công ty cổ phần và tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 940 tỷ đồng. Phần vốn tăng thêm đến từ 3 cổ đông mới là ông Nguyễn Đình Ngọc, ông Lê Khởi và bà Nguyễn Thị Anh Thư. Khi đó, đây cũng là 3 cổ đông nắm quyền sở hữu lớn nhất tại Hưng Thịnh Phát, trong đó, bà Thư nắm 46,81% vốn điều lệ, còn ông Ngọc nắm 45,74% vốn điều lệ. 

Vị trí người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc doanh nghiệp lúc này cũng được chuyển sang cho ông Ngọc. Ngày 9.1 vừa qua, Hưng Thịnh Phát tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông mới không được doanh nghiệp tiết lộ.  Cả hai cổ đông lớn nói trên của Hưng Thịnh Phát đều có mối liên hệ với nhóm Danh Khôi.

Bà Thư hiện đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm người đại diện theo pháp luật tại Công ty TNHH Bất động sản GDK - nơi bà là cổ đông lớn nắm 97% vốn điều lệ. Phần vốn 3% vốn điều lệ còn lại do CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings sở hữu. 

Về phía ông Ngọc, ngoài Hưng Thịnh Phát, ông đang đứng tên đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT tại CTCP Bất động sản ADK - nơi ông là cổ đông lớn nắm 96,9% vốn điều lệ và CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings nắm 3% vốn điều lệ. 

Báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán: NRC) cũng thể hiện GDK và ADK là hai doanh nghiệp có cùng thành viên quản lý chủ chốt với Danh Khôi.

Được biết, GDK và ADK đều có địa chỉ tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và là hai trong số các doanh nghiệp xuất hiện trong thương vụ nhóm Danh Khôi mua lại dự án Nhơn Hội - Bình Định từ CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR). 

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.