Hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Giáo dục gia đình đối mặt với nhiều thách thức

Vai trò giáo dục của gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ, niềm tin, hành vi và giá trị của con trẻ, bởi giáo dục gia đình bắt đầu từ khi trẻ chào đời và kéo dài suốt cuộc đời. Giáo dục gia đình không chỉ tập trung vào đạo đức mà còn bao gồm giáo dục văn hóa, kỹ năng sống, thái độ với lao động và thẩm mỹ.

z6151927883181-e376810def227985fcbb7887e22617e9.jpg
Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Ảnh: Quốc Việt

Yếu tố nổi bật của giáo dục gia đình là sự gắn kết tình cảm, tạo nên nền tảng để thế hệ trẻ tiếp thu và phát triển nhân cách. Cha mẹ luôn là những người quan trọng nhất, dành nhiều thời gian nhất trong cả cuộc đời, là người cam kết và “nhà đầu tư” không hoàn lại cho sự nghiệp và tương lai của đứa trẻ. Vì vậy, tấm gương hành vi ứng xử hàng ngày của cha mẹ, sự tận tình chỉ bảo và quan tâm động viên sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc đến thói quen hành vi và nếp sống, nếp nghĩ của đứa trẻ khi lớn lên. Bằng sự yêu thương vô điều kiện, những giá trị văn hóa của gia đình được thẩm thấu một cách tự nhiên đến thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, giáo dục gia đình hiện phải đối mặt với nhiều thách thức. Một bộ phận thế hệ trẻ đang có những biểu hiện đáng lo ngại, không còn giữ được sự ngoan ngoãn, lễ phép như các thế hệ trước. Nhiều bạn trẻ tỏ ra thiếu tôn trọng với cha mẹ, thầy cô. Tệ hơn, một số còn sa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, đua xe trái phép... Tình cảm gia đình cũng trở nên nhạt nhòa, các mối quan hệ anh chị em thường xuyên xảy ra xích mích, ghen tị.

Lý do của những biểu hiện trên có phần từ sự giảm sút vai trò giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa của gia đình. Cùng với sự gia tăng của các gia đình hạt nhân, bố mẹ bận rộn với công việc, ít có thời gian dành cho con cái, dẫn đến việc giáo dục con cái thường bị phó thác cho nhà trường và các tổ chức xã hội.

Sự thiếu gương mẫu của một số phụ huynh trong cuộc sống hàng ngày, từ cách ứng xử với vợ/chồng, quan hệ với họ hàng đến lối sống xã hội đã làm giảm sút đáng kể hiệu quả giáo dục trong gia đình. Thêm vào đó, tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình ngày càng gia tăng gây ra những tổn thương sâu sắc về tâm lý cho trẻ, khiến nhiều em chán nản, buông thả và dễ sa vào con đường phạm pháp. Một số gia đình lại áp dụng phương pháp giáo dục quá khắt khe, kiểm soát con cái một cách thái quá, khiến trẻ trở nên nhút nhát, sợ hãi hoặc nổi loạn. Điều này cũng góp phần làm giảm sút hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc đặt kỳ vọng quá cao, áp dụng phương pháp giáo dục quá khắc nghiệt cũng gây ra những hậu quả không mong muốn, khiến không ít trẻ em cảm thấy áp lực, căng thẳng. Một số điều kiện hạn chế về nhận thức, trình độ học vấn của phụ huynh hay sự sẵn sàng của các dịch vụ giáo dục tại chỗ cũng khiến cho khoảng cách chất lượng giáo dục gia đình giữa các vùng miền và nhóm kinh tế xã hội ngày càng chênh lệch.

Giải pháp nào để phát huy vai trò giáo dục của gia đình?

Để phát huy vai trò giáo dục của gia đình, căn cốt là phải xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững. Cần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và tạo môi trường gia đình lành mạnh, gìn giữ và trao truyền các giá trị truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, tăng cường phối hợp giữa các bên để hỗ trợ giáo dục toàn diện. Trong đó, cha mẹ cần tích cực tham gia các hoạt động ở trường học và cộng đồng.

Một giải pháp quan trọng khác là nâng cao tri thức, năng lực giáo dục và kỹ năng làm cha mẹ thông qua việc tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn, giúp cha mẹ nắm vững phương pháp giáo dục phù hợp với tâm lý trẻ. Ứng dụng kỷ luật tích cực trong giáo dục thái độ và hành vi cho con. Phát huy vai trò nêu gương của người lớn: ông bà, cha mẹ cần làm gương trong ứng xử và sống chuẩn mực, tạo ảnh hưởng tích cực đến trẻ.

Đồng thời, phát triển các nghiên cứu hệ giá trị gia đình, mô hình giáo dục gia đình để từ đó phát triển các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục gia đình, cũng như định hướng chính sách, chiến lược giáo dục phù hợp với bối cảnh mới.

Những giải pháp toàn diện sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Ý kiến bạn đọc

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.