Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, hình mẫu Việt Nam luôn ở trong tim tôi

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 130, thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Cộng hòa Italy - ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, ỦY VIÊN UBTVQH, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI TRẦN VĂN HẰNG khẳng định: Một chuyến đi hoàn hảo và đã thành công tốt đẹp!

- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng vừa dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta tham dự Đại hội đồng IPU - 130 tổ chức tại Geneva, Thụy Sỹ trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU - 132 tại Hà Nội vào năm 2015. Chủ nhiệm đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến thăm này?

- Chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 130 tại Geneva, Thụy Sỹ lần này của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cùng Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự tham gia tích cực và trách nhiệm của QH Việt Nam trong diễn đàn nghị viện đa phương thế giới, đồng thời cũng là một bước chuẩn bị quan trọng cho việc đăng cai tổ chức Đại hội đồng - 132 vào năm 2015 của Việt Nam.

Tại Đại hội đồng IPU - 130, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu hết sức quan trọng, gửi Nghị viện và nhân dân thế giới thông điệp: Việt Nam ủng hộ quan điểm và cam kết của IPU về việc xây dựng, bảo vệ nền hòa bình và dân chủ trên thế giới thông qua quá trình thúc đẩy dân chủ, đẩy mạnh nhân quyền, đồng thời tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia cũng như giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. IPU đã đưa ra nhiều cam kết bảo vệ nền hòa bình trong nhiều vấn đề an ninh chung như giải trừ quân bị, chống khủng bố... Và Việt Nam hết sức coi trọng những hoạt động này.

Trong chương trình chuyến thăm, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có các cuộc làm việc với Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU, bàn về việc giới thiệu chủ đề của Đại hội đồng IPU - 132 tổ chức tại Việt Nam là: Nghị viện và sự phát triển bền vững sau năm 2015. Lãnh đạo cấp cao của IPU đánh giá cao đề xuất của Việt Nam, phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới cũng như vai trò, mục tiêu mà IPU đã đặt ra trong việc xây dựng và bảo vệ nền hòa bình, dân chủ, công bằng trên thế giới. Tại các buổi tiếp xúc song phương, làm việc với Lãnh đạo cấp cao của IPU, các bạn đều đánh giá rất cao tinh thần chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc chuẩn bị sớm cho đăng cai Đại hội đồng IPU - 132. Chủ tịch IPU tin tưởng, Kỳ họp Đại hội đồng IPU - 132 sẽ thành công tốt đẹp. Và hoạt động của Đại hội đồng IPU tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam sẽ trở thành một điểm nhấn trong lịch sử của IPU.

Trong thời gian diễn ra Đại hội đồng IPU - 130, IPU và QH Việt Nam đã ký  thỏa thuận Tổ chức IPU - 132 tại Việt Nam, công bố biểu tượng của IPU - 132. Cùng với đó, các hoạt động bên lề khác của Đoàn Việt Nam tại IPU - 130 như diễn đàn văn hóa, trưng bày không gian văn hóa Việt Nam... đã thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam, gây sự chú ý, quan tâm của các đại biểu tham dự IPU - 130.

Thông qua việc tham dự Đại hội đồng IPU - 130 lần này, chúng ta đã góp phần giới thiệu sâu sắc hơn đến các nước thành viên IPU cũng như bạn bè quốc tế hình ảnh của Việt Nam, của không gian văn hóa Việt Nam. Thông qua diễn đàn của IPU - 130, Chủ tịch QH nước ta đã trân trọng gửi lời mời tham dự Đại hội IPU - 132 đến Đoàn đại biểu nghị viện các nước thành viên của IPU tham dự IPU - 130. Với những kết quả nổi bật và cụ thể như vậy, có thể khẳng định, chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 130 lần này của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta đã thành công tốt đẹp. Điều này thể hiện ở việc: QH Việt Nam đã trực tiếp đóng góp vào thành công của IPU - 130, đồng thời đây cũng là bước chuẩn bị rất cơ bản cho Đại hội đồng IPU - 132 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3.2015.

- Tại Đại hội đồng IPU - 130, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã dự và có bài phát biểu quan trọng trước Phiên họp toàn thể của Đại hội đồng. Theo quan sát của phóng viên, bài phát biểu đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của nghị viện thành viên…?

- Bài phát biểu của Chủ tịch QH nước ta tại Đại hội đồng IPU -130 lần này được các bạn rất quan tâm, đánh giá cao và cho rằng nội dung bài phát biểu rất sâu sắc, không chỉ đánh giá về vai trò và hoạt động của IPU mà còn nêu bật vai trò của QH Việt Nam trong việc tham gia vào việc hiện thực hóa cam kết và quan điểm xây dựng, bảo vệ nền hòa bình và dân chủ trên thế giới của IPU suốt 125 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay. Chủ tịch QH nhấn mạnh: với nhận thức dân chủ là giá trị chung của nhân loại, Việt Nam đã có nhiều đóng góp với tư cách quốc gia thành viên, của IPU nói riêng và của Liên Hợp Quốc nói chung, trong việc thúc đẩy và bảo vệ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Việt Nam. Quan điểm này thể hiện rõ trong bản Hiến pháp mới QH Việt Nam vừa thông qua cuối năm 2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2014, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm, bảo vệ và tôn trọng quyền con người.

Thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao bài phát biểu của Chủ tịch QH nước ta, các đại biểu tham dự Phiên họp bày tỏ nguyện vọng được đến thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến những tiến bộ và sự phát triển của Việt Nam.

- Ngay sau chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 130, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta đã thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Cộng hòa Italy. Chủ nhiệm đánh giá như thế nào về hoạt động này?

- Thụy Sỹ hiện là một trong những quốc gia châu Âu đầu tư lớn vào Việt Nam và luôn luôn ủng hộ Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển xây dựng đất nước hiện nay. Thụy Sỹ cũng là quốc gia hỗ trợ ODA lớn cho Việt Nam. Trong chuyến thăm, Chủ tịch QH đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện. Tại các cuộc tiếp xúc cấp cao, hai bên đều nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai cơ quan lập pháp hai nước và thông qua quan hệ hợp tác này thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Đáng mừng là thông qua các cuộc làm việc cấp cao này, phía Thụy Sỹ đều khẳng định sẽ tiếp tục bảo đảm và tăng hỗ trợ ODA cho Việåt Nam trong năm 2014 và năm 2015 cao hơn những năm trước; đồng thời khuyến khích và vận động các nhà đầu tư Thụy Sỹ sang tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Với những kết quả làm việc thiết thực như vậy, chuyến thăm lần này của Chủ tịch QH đã góp phần phát triển mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác nghị viện. Thông qua quan hệ hợp tác giữa nghị viện hai nước sẽ góp phần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, thắt chặt quan hệ giữa hai nước. Qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trong khuôn khổ chuyến thăm, có thể thấy, nhân dân Thụy Sỹ, trong đó có các doanh nghiệp, đều có tình cảm với Việt Nam; mong muốn Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Thụy Sỹ mở rộng hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Và thông qua Việt Nam để mở rộng các hoạt động hợp tác, đầu tư ở khu vực Đông Nam Á. Một trong những mục đích của chuyến thăm lần này của Đoàn nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoại giao nghị viện. Thông qua chuyến thăm, hai bên đã một lần nữa khẳng định và thấy rõ hơn vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viên.

Đối với Italy, đây là một trong số ít quốc gia Tây Âu sớáám thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (từ năm 1973). Trong cả quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhân dân Italy luôn luôn đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, ủng hộ Việt Nam. Việt Nam và Italy đã nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước thành Đối tác chiến lược trong chuyên thăm cấp Nhà nước của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 1.2013). Cụ thể hóa quan hệ này, Chính phủ Việt Nam và Italy đã ký Chương trình hành động 2013 - 2014 triển khai Tuyên bố chung Việt Nam - Italy, Italy - Việt Nam đánh dấu việc hai nước ký nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược. Italy là đối tác hết sức quan trọng của Việt Nam trong Liên minh châu âu và ngược lại Italy cũng khẳng định Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng. Đặc biệt trong tiếp xúc cấp cao với Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Lãnh đạo cấp cao Italy khẳng định và nhấn mạnh: Việt Nam là 1 trong 10 nước quan trọng bậc nhất mà Italy ưu tiên mở rộng quan hệ hợp tác. Đầu tư của Italy vào Việt Nam trong những năm vừa qua có nhiều bước phát triển quan trọng.

Trong các cuộc hội kiến, hội đàm giữa Lãnh đạo cao nhất của Italy với Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, đặc biệt là cuộc hội kiến Tổng thống Italy, Tổng thống Giorgio Napolitano đã đánh giá rất cao Việt Nam và coi Việt Nam là một hình mẫu để Italy tăng cường hợp tác. Tổng thống Giorgio Napolitano nhấn mạnh rằng, ở chính trường Italy có rất nhiều đảng phái với những quan điểm khác nhau, nhưng khi bàn về quan hệ với Việt Nam thì đều thống nhất một quan điểm, đó là: đoàn kết, hữu nghị, hợp tác để cùng phát triển. Chính vì vậy, Tổng thống Italy đã và đang chỉ đạo, kêu gọi các doanh nghiệp Italy tiếp tục mở rộng hợp tác với Việt Nam. Đặc biệt, tại cuộc hội kiến với Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Tổng thống Giorgio Napolitano đã đề xuất mục tiêu đến năm 2020 Italy phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, đây là các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh, nhưng chưa được đáp ứng như mong muốn của hai bên. 

Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Italy lần này, Italy đã dành cho Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta sự đón tiếp hết sức nồng hậu, trọng thị. Chuyến thăm của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lần này đánh dấu việc sau gần 10 năm kể từ chuyến thăm Italy của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, Lãnh đạo cao nhất của QH Việt Nam trở lại thăm Italy, mang đến cho Nhà nước, đặc biệt là Nghị viện, nhân dân Italy tình cảm và thông điệp: Việt Nam đã, đang và sẽ là người bạn, là đối tác thủy chung, hiệu quả, có trách nhiệm của Italy, cùng Italy phấn đấu và phát triển, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Tổng thống Italy Giorgio Napolitano nói những câu làm chúng tôi rất cảm động. Đó là: nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, hình mẫu Việt Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi. Đáp lại tình cảm chân thành của Ngài Tổng thống, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Italy là hình mẫu in đậm trong trái tim Việt Nam, nhân dân Italy luôn ở trong trái tim nhân dân Việt Nam. Với nền tảng quan hê chính trị hết sức gắn bó như vậy thì không có lý gì Việt Nam và Italy không đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế. Đây là một trong những nội dung mà Italy và Việt Nam nhất trí rất cao trong các cuộc làm việc, tiếp xúc với Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Italy khẳng định, từ Lãnh đạo cấp cao của Nghị viện Italy đến Chính phủ Italy đều nhất trí và mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam; và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần gì từ phía Italy thì cứ nêu yêu cầu, Italy sẵn sàng ủng hộ trong khả năng của mình.

 - Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Italy, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có cuộc gặp Giáo hoàng và Thủ tướng Vaticano. Chủ nhiệm nói gì về hoạt động này?

- Đây là những cuộc gặp hết sức quan trọng. Thông qua đây, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã chuyển đến Giáo hoàng Francesco và Tòa thánh Vaticano chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: luôn luôn tôn trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tín ngưỡng của công dân. Điều này được thể hiện rõ trong bản Hiến pháp mới vừa được QH Việt Nam thông qua tháng 11.2013. Chủ tịch QH cũng đã nhấn mạnh, việc giáo dân Việt Nam cùng với các tôn giáo khác, cùng các dân tộc đoàn kết một lòng đấu tranh giành độc lập toàn dân tộc, thống nhất đất nước và cùng một lòng xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng.

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Vaticano. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam - Vaticano đã có bước phát triển tích cực theo lộ trình xây dựng quan hệ song phương Việt Nam - Vaticano. Lộ trình này đang được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả. Hai bên đã có các cuộc gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn trên quan điểm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân theo pháp luật, theo chỉ dụ của Giáo hoàng: người công giáo tốt là người công dân tốt. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh để công dân công giáo thực hiện tốt các nhiệm vụ. Trong thời gian qua, Việt Nam đồng ý và Vaticano đã cử đặc phái viên không thường trú của Vaticano tại Việt Nam. Đặc phái viên này sẽ thường xuyên sang Việt Nam để thực hiện công việc của mình. Hoạt động theo chức năng và tôn chỉ mục đích, cho nên Đặc phái viên này đã đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh và mở rộng quan hệ cũng như đối thoại giữa hai bên, làm cho hai bên hiểu nhau hơn và cùng nhau hợp tác, phát triển.

Trong cuộc gặp Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Giáo hoàng Francesco đã đề cập tới việc luôn theo dõi cuộc đấu tranh anh dũng, bất khuất, chịu nhiều hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam chống lại các cường quốc xâm lược để giành lại độc lập, tự do. Giáo hoàng đã bày tỏ ngưỡng mộ sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhấn mạnh: Việt Nam đã ở trong trái tim tôi. Giáo hoàng chúc Việt Nam hòa bình, thịnh vượng; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, Giáo hoàng chỉ dụ Giáo hội Việt Nam phải đồng hành cùng đất nước, dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển, đóng góp thiết thực vào công việc chung của đất nước Việt Nam. Giáo hoàng huấn dụ: người công giáo Việt Nam phải là người yêu nước. Người công giáo Việt Nam phải là người công dân tốt. Người công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, thịnh vượng, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tôi hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm của Ngài Chủ tịch.

- Xin cám ơn Chủ nhiệm!

Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.
Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người

Tinh giản biên chế chưa bao giờ và chưa ở đâu là chuyện đơn giản. Với ngành giáo dục Yên Bái, chưa xa là câu chuyện huyện Yên Bình tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả.
Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm

LTS: Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những thành công bước đầu của một tỉnh “cửa ngõ” Tây Bắc này cho thấy, khi có sự công tâm, công khai và đồng thuận trong cả hệ thống chính trị thì việc dù khó mấy cũng thành!