Bộ Xây dựng:

Giải pháp quản lý chi phí xây dựng “chưa theo kịp thực tiễn”

Trong văn bản số 3102/BXD-KTXD gửi Thủ tướng về các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng và giải pháp tháo gỡ, Bộ Xây dựng xác nhận, thực tế biến động quá nhanh nên các giải pháp vẫn chưa theo kịp thực tiễn.

Mặt bằng giá vẫn ở mức cao

Trước đó, trong số báo 216 ra ngày 4.8, Báo Đại biểu Nhân dân đăng bài “Nhà thầu cao tốc Bắc - Nam mỏi mòn chờ cứu trong “bão giá”, phản ánh tình trạng các nhà thầu kiệt quệ do giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, trong khi việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá chậm, không theo sát thực tế. Đại diện doanh nghiệp mong muốn cơ quan quản lý có giải pháp cụ thể, trong đó có việc sớm điều chỉnh định mức, đơn giá cho phù hợp giúp doanh nghiệp có thể “sống” để làm việc.

Theo Bộ Xây dựng, từ cuối quý IV.2020 đến quý I.2022, giá nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng có xu hướng biến động tăng, trong đó có thép, xi măng, nhựa đường, xăng, dầu, cát, đất đắp.

Từ tháng 4.2022 đến nay, giá nhiên liệu và một số vật liệu xây dựng chủ yếu bắt đầu giảm, trong đó giá thép giảm mạnh nhất, hiện ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg, tương đương giá thép quý II.2021. Tuy nhiên, so với mặt bằng giá quý IV.2020, tại thời điểm tháng 7.2022, giá nhiên liệu và một số vật liệu chủ yếu vẫn ở mức cao: giá thép xây dựng cao hơn khoảng 25%; giá nhựa đường cao hơn khoảng 40%; giá xi măng cao hơn 15 - 20%; giá dầu diesel cao hơn gần 100%.

Việc giá vật liệu tăng mạnh đã tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, dự án. Theo số liệu các địa phương công bố, chỉ số giá xây dựng quý I.2022 tăng trung bình khoảng 10% so với thời điểm gốc năm 2020 (thời điểm chưa có biến động), trong đó, chỉ số giá xây dựng một số công trình tại một số địa phương tăng 15 - 20%. Điều này đã tác động lớn đến công tác quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu thi công.

Cụ thể, đối với hợp đồng trọn gói đang triển khai, giá vật liệu xây dựng, nhiên liệu tăng bất thường tác động chủ yếu đến các hợp đồng được ký trước quý IV.2020 và hợp đồng có quy mô nhỏ dưới 20 tỷ đồng được ký kết từ năm 2021. Ngoài ra, một số hợp đồng thi công chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan như chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng của dịch Covid-19… dẫn đến nhà thầu rơi vào giai đoạn giá tăng cao, khiến nhà thầu gặp khó khăn, thi công cầm chừng.

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh (hầu hết đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các công trình thi công sau năm 2020), thực tế gặp một số khó khăn như: nhiều địa phương công bố giá vật tư, vật liệu, chỉ số giá xây dựng không sát diễn biến thị trường, danh mục vật liệu xây dựng công bố không đầy đủ. Phạm vi điều chỉnh giá trong hợp đồng bị giới hạn do các bên không lường hết rủi ro về trượt giá và tình trạng thiếu nguồn cung đối với một số vật liệu xây dựng chủ yếu như đất đắp, cát, đá, nhất là dự án cao tốc phía Đông. Một số hợp đồng không xác lập việc điều chỉnh giá với phần vật liệu đắp nền (chiếm tỷ trọng 15 - 25% giá hợp đồng).

Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp, phạm vi, đối tượng, nguồn dữ liệu để áp dụng trong hợp đồng chưa phù hợp, không phản ánh đúng thực tế biến động giá thị trường.

Theo Bộ Xây dựng, dù giá vật liệu đã hạ nhiệt song mặt bằng giá vẫn ở mức cao so với năm 2020. Nguồn ITN
Theo Bộ Xây dựng, dù giá vật liệu đã hạ nhiệt song mặt bằng giá vẫn ở mức cao so với năm 2020
Nguồn: ITN

Tăng tần suất công bố giá

Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đã có nhiều giải pháp như gửi văn bản, tổ chức hội nghị trực tuyến yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm việc công bố giá theo quy định, tăng tần suất công bố và thường xuyên cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức 7 đoàn hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc công bố giá tại 7 địa phương (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang) về việc chấp hành quy định công bố giá, phù hợp yêu cầu thực tế…

Nhờ đó, công tác tổ chức xác định, công bố giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực. 44 địa phương công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng, 19 địa phương công bố giá hàng quý.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng thừa nhận, dù giá vật liệu xây dựng đã bắt đầu hạ nhiệt, song thực tế biến động quá nhanh nên các giải pháp vẫn chưa theo kịp thực tiễn. Do đó, Bộ đề nghị đối với hợp đồng đã ký trọn gói, đơn giá cố định, theo quy định chỉ được điều chỉnh trong trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi. Trong đó, tiêu chí này trong các văn bản quy phạm pháp luật lại không định lượng, không quy định cụ thể “biến động giá vật liệu xây dựng” có thuộc các trường hợp này.

“Nếu đề nghị sửa đổi, cụ thể hóa các quy định này tại các luật có liên quan, thời gian sẽ kéo dài đến năm 2023 - 2024. Giải pháp này không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi giá vật liệu xây dựng đang có xu hướng giảm. Hiện, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tổng hợp số liệu thực hiện của các hợp đồng để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng”, Bộ Xây dựng nêu rõ.

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, để khắc phục các khó khăn hiện nay, Bộ đề nghị Chính phủ giao UBND cấp tỉnh chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng thể việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, bảo đảm công bố sát giá thị trường, công bằng, minh bạch. Trường hợp giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá đã công bố chưa phản ánh đúng biến động thị trường, các địa phương bổ sung việc công bố, tăng tần suất sớm hơn, theo tháng, bảo đảm theo quy định.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần giao các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của các địa phương, kịp thời tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đồng thời, giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ đạo chủ đầu tư các dự án báo cáo đánh giá khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; xác định rõ trách nhiệm các bên và cơ sở pháp lý về việc điều chỉnh hợp đồng (kể cả hợp đồng BOT), đề xuất giải pháp trên cơ sở chủ động xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền; xác định mức độ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư đã phê duyệt, cân đối các nguồn vốn, báo các các bộ liên quan để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.
Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người

Tinh giản biên chế chưa bao giờ và chưa ở đâu là chuyện đơn giản. Với ngành giáo dục Yên Bái, chưa xa là câu chuyện huyện Yên Bình tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả.
Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm

LTS: Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những thành công bước đầu của một tỉnh “cửa ngõ” Tây Bắc này cho thấy, khi có sự công tâm, công khai và đồng thuận trong cả hệ thống chính trị thì việc dù khó mấy cũng thành!