LPBank dành 6.000 tỷ đồng tín dụng xanh cho miền Trung - Tây Nguyên

Xác định chiến lược phát triển gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh của Ngân hàng Nhà nước đề ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) dành 6.000 tỷ đồng cho nông nghiệp xanh tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh đạt mức “đỉnh”

Với mạng lưới rộng lớn trải dài khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh tính đến cuối quý III.2023 của LPBank đạt mức “đỉnh” 2.863 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao đạt 2.857 tỷ đồng.

Không dừng lại đó, dòng chảy tài chính xanh tiếp tục được LPBank tăng cường lên tới 6.000 tỷ đồng cho nông nghiệp xanh tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2024. Việc LPBank ưu tiên tín dụng xanh nằm trong định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc dịch chuyển dòng vốn cho vay tín dụng xanh, thúc đẩy phát triển bền vững. Đây cũng là khu vực được Đảng và nhà nước định hướng phát triển nhằm trở thành vùng sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng hiệu quả, hiện đại, đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao giá trị gia tăng.

Lãnh đạo LPBank cùng đại diện Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại một trang trại trồng sầu riêng. Ảnh: LPBank
Lãnh đạo LPBank cùng đại diện Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại một trang trại trồng sầu riêng. Ảnh: LPBank 

Ông Hồ Nam Tiến, Tổng Giám đốc LPBank cho biết, “bên cạnh các khoản vay ưu đãi sản xuất kinh doanh, LPBank sẽ ưu tiên cấp tín dụng vào lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và quốc gia. Ngoài ra, LPBank cam kết duy trì mức tăng trưởng đều đặn và bền vững nhằm mục tiêu đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân viên”.

“Sống xanh cùng LPBank”

Hành trình hiện thực hóa cam kết về phát triển bền vững đã được chính thức đưa vào triển khai trong từng hành động. Cụ thể, LPBank hiện đang quyết tâm và nỗ lực thực hiện những hành động xanh, làm thay đổi nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường và lan tỏa các hoạt động này đến khách hàng, đối tác, cổ đông và cộng đồng thông qua chiến dịch “sống xanh cùng LPBank” được triển khai trên toàn hệ thống từ tháng 1.2024.

Với định hướng kinh doanh hiệu quả, phát triển toàn diện trên cả 3 tiêu chí E (môi trường), S (xã hội), G (quản trị) và đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội, LPBank tin tưởng rằng việc hiện thực hóa những cam kết về phát triển bền vững sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh của LPBank. Từ đó giúp nâng cao năng lực, khả năng thích ứng với xu hướng phát triển mới, đồng thời cải thiện mô hình hoạt động, chiến lược kinh doanh để chủ động nắm bắt các cơ hội trong thời gian tới.

Trước đó, cuối tháng 11.2023, LPBank và Công ty Cổ phần Ea Súp 1 (tỉnh Đắk Lắk) đã ký hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng. Đây là bước đi của LPBank nhằm bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc dịch chuyển dòng vốn cho vay tín dụng xanh, thúc đẩy phát triển bền vững. Theo thỏa thuận, LPBank sẽ cấp tín dụng cho dự án Nhà máy điện mặt trời Ea Súp 1 với hạn mức 2.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các chi phí xây dựng, vận hành, đáp ứng nhu cầu về điện tái tạo cho cả nước.

Theo LPBank, tăng trưởng bền vững và thúc đẩy tăng trưởng xanh là một trong các mục tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2023 - 2028 của ngân hàng. Do vậy, bên cạnh các khoản vay ưu đãi sản xuất kinh doanh, LPBank sẽ ưu tiên lĩnh vực xanh. Năm 2023, vượt lên những khó khăn của nền kinh tế, LPBank đã chủ động thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh hoạt động số hóa nhằm tinh gọn quy trình, thủ tục cho vay, qua đó đạt được nhiều điểm sáng trong hoạt động kinh doanh cũng như trên hành trình chinh phục khách hàng.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.