Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

Chiều 15.3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023). Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu.

Nhiếp ảnh phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống Nhân dân, mang giá trị nhân văn sâu sắc -0
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh bên lề Lễ kỷ niệm

Cách đây tròn 70 năm, ngày 15.3.1953, tại Khu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, đặt nền móng cho sự phát triển của hai ngành điện ảnh và nhiếp ảnh Việt Nam ngày nay. 

Với đặc thù là nhạy cảm với những vấn đề thời sự, nhiếp ảnh đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, góp phần động viên, cổ vũ người dân tham gia công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước thống nhất, nhiếp ảnh tiếp tục nhiệm vụ này để lại những hình ảnh mang tính văn hóa tiêu biểu cho lịch sử. Đó là tài sản vô giá cho hậu thế.

Nhiếp ảnh phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống Nhân dân, mang giá trị nhân văn sâu sắc -0
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá, các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh đã luôn bám sát đời sống, song hành với những sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc suốt 70 năm qua. Di sản nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam sống mãi với non sông, lay động hàng triệu trái tim công chúng trong và ngoài nước, góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Giới nhiếp ảnh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn nghệ; tiếp tục đi sâu, đi sát đời sống, phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống Nhân dân, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mỗi bức ảnh phải có giá trị chân, thiện, mỹ, phản ánh phong phú đời sống Nhân dân, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập khu vực quốc tế.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sớm có chương trình, kế hoạch nghiêm túc, cụ thể, tạo đột phá cho ngành nhiếp ảnh. Các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương tạo điều kiện để các nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tác nhiều tác phẩm giá trị.

Nhiếp ảnh phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống Nhân dân, mang giá trị nhân văn sâu sắc -0
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam 

“Nhìn chung, trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ống kính của các nhà nhiếp ảnh đã để lại một pho sử bằng ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Hàng nghìn nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thế hệ các nhà nhiếp ảnh lão thành, các nghệ sĩ - phóng viên chiến trường và thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nền Nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.

Hàng chục tác giả đã được trao tặng phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lĩnh vực nhiếp ảnh. Hàng nghìn tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc đã được trao giải thưởng cao tại các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế, khẳng định vai trò của nhiếp ảnh trong đời sống tinh thần của Nhân dân, đồng thời xác lập vị trí của nhiếp ảnh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đến nay Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có hơn 1.000 hội viên ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Đây là lực lượng nòng cốt trong sáng tác, triển lãm, quảng bá hình ảnh Việt Nam cho công chúng trong nước và ra thế giới.

Cũng tại lễ kỷ niệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tôn vinh các nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng lập, nghệ sĩ nhiếp ảnh tiền bối, nghệ sĩ nhiếp ảnh trên 40 tuổi tham gia Hội, các nhà nhiếp ảnh tham gia 2 cuộc kháng chiến, những tài năng nghệ thuật, những người có cống hiến đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam; đồng thời cũng tổ chức khen thưởng những nghệ sĩ nhiếp ảnh đã và đang tích cực hoạt động vì sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam.

Văn hóa

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…