Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu cho biết, Hải Dương là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, từ lâu nổi tiếng là vùng đất địa linh, nhân kiệt. Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc là tâm điểm của vùng đất thiêng “Chí Linh bát cổ”. Nơi đây có hình thế hiểm yếu về quân sự, đắc địa về phong thủy.

Vào thời Trần, Trần Hưng Đạo đã lập đại bản doanh Vạn Kiếp, cùng vua tôi Nhà Trần tổ chức hội quân với ý chí quyết chiến, quyết thắng đập tan ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông xâm lược.

img_4480(1).jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đọc diễn văn tưởng niệm, nêu bật công lao của Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Huy Tuấn

Tên tuổi của Trần Hưng Đạo gắn liền với những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Giang… và mãi là niềm tự hào của dân tộc. Không chỉ được biết đến là một nhà thiên tài quân sự, Trần Hưng Đạo còn soạn 2 bộ sách “Binh Thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc.

Dưới trướng của Trần Hưng Đạo quy tụ được nhiều tướng tài phò vua giúp nước, trong đó có những anh hùng như: Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Yết Kiêu, Dã Tượng…

Với công lao to lớn đó, Trần Hưng Đạo đã được các vua Trần phong tước vị Hưng Đạo Đại Vương và lập đền thờ khi ngài còn sống tại Vạn Kiếp gọi là “Sinh từ”. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại Vương, gọi là “Sinh bi”.

img_4397(1).jpg
Chương trình nghệ thuật tại Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024. Ảnh: Huy Tuấn

Ngày 20.8 năm Canh Tý (1300), Hưng Đạo Đại Vương đã mất tại phủ đệ Vạn Kiếp. Triều đình đã tiến phong Hưng Đạo Đại Vương là Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt đã suy tôn Người là Đức Thánh Trần Cửu Thiên Vũ Đế và lập đền thờ ngay trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công ơn của Hưng Đạo Đại Vương đối với non sông, đất nước.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là dịp quảng bá tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm đặc trưng của Hải Dương tới nhân dân, du khách thập phương; đồng thời, góp phần khẳng định giá trị toàn vẹn, to lớn, toàn cầu của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang trong hồ sơ trình UNESCO vinh danh Di sản thế giới.

Ngay sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu, nhân dân, du khách đã nghe tuyên đọc văn tế Đức Thánh Trần và thành kính dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12 - 22.9 (ngày 10 - 20.8 Âm lịch), tại 2 khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống: lễ dâng hương; lễ tế cáo yết; lễ rước bộ; lễ Tế và giỗ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Lễ Khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; lễ cầu an và hội hoa đăng; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh; trình diễn nghệ thuật múa rối nước; các hoạt động văn nghệ; Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại...

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.