Kiên Giang: Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc thu hút hơn 1 triệu người đến tham dự

Lễ hội truyền thống kỉ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra từ ngày 28-30.9.2024 (nhằm ngày 26-28.8 âm lịch) tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Hàng năm, lễ hội thu hút trên 1 triệu người đến viếng và tham gia Lễ hội Anh hùng Nguyễn Trung Trực.

z5839400560211_0ba9fc24c7d7c9350cb5dafa42075495.jpg
Lễ hội truyền thống kỉ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra từ ngày 28-30.9 (Ảnh: Phương Vũ).

Thông tin về lễ hội, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Sáu cho biết, lễ hội, gồm 2 phần, phần lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, trang trọng và thành kính.

Tại phần lễ, có nghi thức thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình năm 1868; Lễ thắp hương của đoàn đại biểu dân, quân, chính Đảng tỉnh, Lễ dâng hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực.

Các nghi lễ cổ truyền như thượng đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối... được tổ chức theo nghi thức truyền thống hàng năm tại Đình Nguyễn Trung Trực và lễ dâng hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực.

z5839400561104_a4c59b8aa7914fb7f55803a54167bca7.jpg
Hàng năm Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thu hút hơn 1 triệu lượt người đến tham gia lễ hội (Ảnh: Phương Vũ).

Phần hội được tổ chức trước, trong và sau lễ hội, diễn ra từ ngày 17.9 đến 4.10, với các hoạt động chính như: sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam Bộ; triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long; diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long; trưng bày ảnh nghệ thuật: Kiên Giang – Đất nước – Con người; trưng bày, giới thiệu quảng bá du lịch, sản phẩm thương hiệu doanh nghiệp,…

Ngoài ra, UBND TP. Rạch Giá còn tổ chức hoạt động hội chợ, biểu diễn Lân – Sư – Rồng, diễu hành xe hoa, hội thi chim hót, trưng bày sinh vật cảnh, đêm hội hoa đăng cầu quốc thái dân an.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Sáu, Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh được diễn ra hằng năm tại TP. Rạch Giá nhằm bảo tồn, tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là góp phần giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.

Văn hóa

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm

“Điều hạnh phúc nhất là không chỉ người dân xung quanh thiền viện mà các vùng lân cận, thậm chí các thành phố khác, các nước khác nghe giới thiệu cũng tìm đến Trúc Lâm; sự lan tỏa của ngôi chùa Việt Nam không còn bó hẹp ở Kandy nữa; đó là dấu hiệu rất vui, dù mới thành lập hơn 4 năm” - Đại đức THÍCH PHÁP QUANG, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chia sẻ.

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử

Trong Lễ trao giải Cuộc thi viết về “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024 diễn ra tại Hà Nội, ngày 23.12, nhiều cây viết trẻ đã giành giải cao với các tác phẩm viết về tinh thần cách mạng như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hay “Thép đã tôi thế đấy”.