"Về" với văn hóa làng qua tranh bột màu trên giấy báo cũ

Hơn 50 bức tranh được chọn từ gần 400 tác phẩm sáng tác bằng chất liệu bột màu trên giấy báo cũ sẽ được họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng giới thiệu trong triển lãm cá nhân với tên gọi “Về”.

Bột màu là chất liệu quen thuộc của các thế hệ sinh viên mỹ thuật, tuy nhiên không nhiều người sử dụng nó trong sáng tác hiện nay do quan niệm đây là chất liệu rẻ tiền, thích hợp vẽ phác thảo hoặc trong điều kiện khó khăn về họa phẩm trước kia.

Khi đi sâu vào sáng tác, bột màu là chất liệu đáp ứng được sở thích cũng như bút pháp thể hiện của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng: ghi lại cảm xúc nhanh, dễ lên tương quan, bề mặt bông xốp… để tạo hình các bức tranh.

“Trên một nền báo cũ cũng rẻ tiền và dễ dàng bỏ đi, bột màu là chất liệu vô cùng hay khi mà mình cảm nhận được nó. Nó có thể giúp mình phát triển thiên hướng, định hình cho mình một lối làm việc riêng, một con đường riêng…”, họa sĩ cho biết.

"Lễ hội" trong tranh bột màu trên giấy báo cũ

"Lễ hội" trong tranh bột màu trên giấy báo cũ

Triển lãm đánh dấu 10 năm họa sĩ chuyên tâm, đi sâu vào chất liệu này. Bên cạnh những tranh phong cảnh ghi lại nơi chốn họa sĩ dừng chân như Cao Bằng, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng…, những bức tĩnh vật gần gũi cuộc sống hàng ngày, điều đặc biệt của “Về” là họa sĩ đưa người xem trở về với không khí, văn hóa làng ở phần sống động nhất mà đến nay vẫn được duy trì: Tết và lễ hội.

Bảng màu tươi tắn, những mảng màu ào ạt, đường nét khoáng đạt mang đến sinh khí rực rỡ; xóa đi phần nào quan niệm lâu nay của nhiều người về làng quê, nhất là làng cổ: thường cũ kỹ, lặng lẽ, u trầm.

Họa sĩ sống lâu ở làng, có đủ thời gian để “ngắm làng, ngấm làng” và “vẽ cảm xúc của mình trước làng chứ không phải là hiện thực mọi người thường nhìn thấy”.

Phong cảnh Cự Đà

Phong cảnh Cự Đà

“Về” không chỉ là câu chuyện gói ghém 10 năm sáng tác chuyên chú chất liệu bột màu, mà còn mở ra con đường dài trong sự nghiệp hội họa của Nguyễn Quốc Thắng, từ đó họa sĩ có thể biến ra rất nhiều chất liệu mà mình muốn thể hiện và hoàn thiện với tư cách của họa sĩ.

Về các tác phẩm trong triển lãm, PGS.TS Trần Thị Biển chia sẻ: “Có lẽ chất liệu bột màu đã ngẫu nhiên giúp cho họa sĩ nhấn, buông khi cần thiết, anh đã biết mô tả, chắt lọc cái đẹp của tự nhiên mà gợi ý cho nét đẹp riêng… Tìm sự tự do trong hình tượng và phong cách của riêng mình để làm nên cái phóng túng và lãng mạn, biết lựa chọn cái đẹp của quá khứ xa mà vẫn như gần. Đó cũng là cách để anh khéo léo ngợi ca cái đẹp của lễ hội vốn hình thành từ trong tâm thức dân gian, mượn cái hoài cổ để nói cái riêng của mình trong thế giới thuyền không bí mật và linh thiêng.”

Phong cảnh miền núi

Phong cảnh miền núi

Triển lãm diễn ra từ ngày 23 - 27.9, tại Phòng Trưng bày nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn Việt Nam, 65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dịp này, cuốn sách cùng tên “Về” do NXB Hội Nhà văn ấn hành, tuyển chọn in các tranh vẽ tiêu biểu của họa sĩ, cũng được giới thiệu tới công chúng.

Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá
Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá

Giải “Eximbank Golf Tournament 2024 – Lần thứ 2” đã chính thức diễn ra tại sân Heron Lake Golf Course & Resort, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank (17.1.1990 – 17.1.2025), một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và khẳng định vị thế của ngân hàng.

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.