Không thể bảo đảm an ninh lương thực nếu không ứng dụng khoa học công nghệ

Hiện có tới 29,6% dân số toàn cầu bị mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng. Không có giải pháp đơn lẻ để giải quyết vấn đề phức tạp này, nhưng nhất thiết phải ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khi biến đổi khí hậu ngày càng gây ra những hệ lụy khôn lường.  

Châu Á có tỷ lệ người dân chịu đói cao nhất

Theo Báo cáo về tình trạng An ninh lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) năm 2023, ước tính có từ 691 đến 783 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói. Khu vực châu Á có tỷ lệ người dân chịu đói cao nhất, chiếm hơn một nửa (55%) con số đó.

CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ký Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 – 2030.
CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ký Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 – 2030

Báo cáo SOFI chỉ ra, khoảng 2,4 tỷ người - tương đương 29,6% dân số toàn cầu - bị mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng vào năm 2022, trong đó số lượng này ở châu Á là hơn 1,1 triệu người. Ngoại trừ châu Âu và Bắc Mỹ, tình trạng mất an ninh lương thực ở nông thôn đều cao hơn thành thị ở tất cả các khu vực khác trên thế giới. Tại châu Á, tỷ lệ mất an ninh lương thực ở nông thôn là 26,5% và tại thành thị là 21,8%.

Với dự báo số người bị suy dinh dưỡng kinh niên vào năm 2030 là gần 600 triệu người, báo cáo SOFI, nhận định việc đạt được mục tiêu Phát triển bền vững số 2 - Không còn nạn đói - là một thách thức lớn.

Theo TS. Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành CropLife châu Á, mất an ninh lương thực chắc chắn sẽ tiếp tục gây ra khó khăn lớn cho nhiều người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.  

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, biến đổi khí hậu đang làm căng thẳng thêm những thách thức và khó khăn này. Những hình thái thời tiết bất thường, sự xuất hiện của các loài sâu hại, dịch bệnh mới ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp, gây mất mùa, giảm năng suất cây trồng, nguy hại cho sức khỏe vật nuôi và vì thế trực tiếp đe dọa khả năng bảo đảm an ninh lương thực trên toàn cầu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự đoán, đến năm 2050, biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất cây trồng toàn cầu từ 5 đến 30%.

“Hơn một nửa các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN tin rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống thực phẩm trong khu vực đang phải đối mặt hiện nay”, ông Duke Hipp, Giám đốc Đối ngoại và Hợp tác chiến lược của CropLife châu Á, nói tại Diễn đàn “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững” tổ chức ở Hà Nội gần đây.

Chìa khóa ứng phó với đói nghèo

Cũng tại Diễn đàn này, các nhà khoa học trong và ngoài nước, khẳng định, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp là chìa khóa để ứng phó với đói nghèo và bảo đảm an ninh lương thực. Các ứng dụng khoa học thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là khi nông dân phải đối mặt với các hình thái thời tiết không thể dự đoán trước; quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

Trong đó, giải pháp tăng cường đặc tính sinh học cho một số cây trồng chính có ý nghĩa rất quan trọng. TS. Rhodora Romero - Aldemita, Giám đốc điều hành của Tổ chức quốc tế về Tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết, cây trồng công nghệ sinh học thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và giảm phát thải khí nhà kính. Cứ mỗi USD đầu tư vào hạt giống cây trồng biến đổi gene, thu nhập gia tăng trung bình nông dân sẽ thu về là 3,76 USD, trong đó, 5,22 USD ở các nước đang phát triển và 3 USD ở các nước phát triển.

Hơn thế nữa, khi chi phí thực phẩm ngày càng tăng, nhiều người có thể không được tiếp cận hoặc không đủ khả năng mua những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thì việc tiêu thụ thực phẩm cơ bản từ những cây trồng chính có các đặc tính sinh học cải tiến sẽ giúp đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người.

“Khi chắc chắn sẽ không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề phức tạp này (mất an ninh lương thực - PV), CropLife châu Á và các thành viên cam kết giới thiệu những công nghệ và cải tiến để nông dân có nhiều công cụ hơn để sản xuất được nguồn thực phẩm lớn hơn nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn và hạn chế bớt những tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh”, TS. Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành CropLife châu Á, nhấn mạnh.

Tháng 10.2023, CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy các hoạt động truyền thông, chia sẻ thông tin, tư vấn chính sách, đào tạo, tập huấn, hội thảo khoa học chuyên sâu để cập nhật, khuyến khích ứng dụng các giải pháp, thành tựu của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến trong nông nghiệp, cũng như hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

Tại Việt Nam, khoa học công nghệ đóng góp trên 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp; trong đó, việc các cải tiến về giống cây trồng, nguyên liệu đầu vào, các công nghệ mới như công nghệ sinh học và những công cụ canh tác tiên tiến ứng dụng nhận dạng tự động (AIS) và số hóa là chìa khóa cho phép nông dân thích ứng hiệu quả hơn với điều kiện thời tiết thay đổi, tạo ra năng suất nông nghiệp cao với chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cải thiện.

Kinh tế

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.