Không thể bảo đảm an ninh lương thực nếu không ứng dụng khoa học công nghệ

Hiện có tới 29,6% dân số toàn cầu bị mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng. Không có giải pháp đơn lẻ để giải quyết vấn đề phức tạp này, nhưng nhất thiết phải ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khi biến đổi khí hậu ngày càng gây ra những hệ lụy khôn lường.  

Châu Á có tỷ lệ người dân chịu đói cao nhất

Theo Báo cáo về tình trạng An ninh lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) năm 2023, ước tính có từ 691 đến 783 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói. Khu vực châu Á có tỷ lệ người dân chịu đói cao nhất, chiếm hơn một nửa (55%) con số đó.

CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ký Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 – 2030.
CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ký Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 – 2030

Báo cáo SOFI chỉ ra, khoảng 2,4 tỷ người - tương đương 29,6% dân số toàn cầu - bị mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng vào năm 2022, trong đó số lượng này ở châu Á là hơn 1,1 triệu người. Ngoại trừ châu Âu và Bắc Mỹ, tình trạng mất an ninh lương thực ở nông thôn đều cao hơn thành thị ở tất cả các khu vực khác trên thế giới. Tại châu Á, tỷ lệ mất an ninh lương thực ở nông thôn là 26,5% và tại thành thị là 21,8%.

Với dự báo số người bị suy dinh dưỡng kinh niên vào năm 2030 là gần 600 triệu người, báo cáo SOFI, nhận định việc đạt được mục tiêu Phát triển bền vững số 2 - Không còn nạn đói - là một thách thức lớn.

Theo TS. Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành CropLife châu Á, mất an ninh lương thực chắc chắn sẽ tiếp tục gây ra khó khăn lớn cho nhiều người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.  

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, biến đổi khí hậu đang làm căng thẳng thêm những thách thức và khó khăn này. Những hình thái thời tiết bất thường, sự xuất hiện của các loài sâu hại, dịch bệnh mới ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp, gây mất mùa, giảm năng suất cây trồng, nguy hại cho sức khỏe vật nuôi và vì thế trực tiếp đe dọa khả năng bảo đảm an ninh lương thực trên toàn cầu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự đoán, đến năm 2050, biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất cây trồng toàn cầu từ 5 đến 30%.

“Hơn một nửa các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN tin rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống thực phẩm trong khu vực đang phải đối mặt hiện nay”, ông Duke Hipp, Giám đốc Đối ngoại và Hợp tác chiến lược của CropLife châu Á, nói tại Diễn đàn “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững” tổ chức ở Hà Nội gần đây.

Chìa khóa ứng phó với đói nghèo

Cũng tại Diễn đàn này, các nhà khoa học trong và ngoài nước, khẳng định, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp là chìa khóa để ứng phó với đói nghèo và bảo đảm an ninh lương thực. Các ứng dụng khoa học thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là khi nông dân phải đối mặt với các hình thái thời tiết không thể dự đoán trước; quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

Trong đó, giải pháp tăng cường đặc tính sinh học cho một số cây trồng chính có ý nghĩa rất quan trọng. TS. Rhodora Romero - Aldemita, Giám đốc điều hành của Tổ chức quốc tế về Tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết, cây trồng công nghệ sinh học thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và giảm phát thải khí nhà kính. Cứ mỗi USD đầu tư vào hạt giống cây trồng biến đổi gene, thu nhập gia tăng trung bình nông dân sẽ thu về là 3,76 USD, trong đó, 5,22 USD ở các nước đang phát triển và 3 USD ở các nước phát triển.

Hơn thế nữa, khi chi phí thực phẩm ngày càng tăng, nhiều người có thể không được tiếp cận hoặc không đủ khả năng mua những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thì việc tiêu thụ thực phẩm cơ bản từ những cây trồng chính có các đặc tính sinh học cải tiến sẽ giúp đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người.

“Khi chắc chắn sẽ không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề phức tạp này (mất an ninh lương thực - PV), CropLife châu Á và các thành viên cam kết giới thiệu những công nghệ và cải tiến để nông dân có nhiều công cụ hơn để sản xuất được nguồn thực phẩm lớn hơn nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn và hạn chế bớt những tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh”, TS. Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành CropLife châu Á, nhấn mạnh.

Tháng 10.2023, CropLife châu Á và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy các hoạt động truyền thông, chia sẻ thông tin, tư vấn chính sách, đào tạo, tập huấn, hội thảo khoa học chuyên sâu để cập nhật, khuyến khích ứng dụng các giải pháp, thành tựu của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến trong nông nghiệp, cũng như hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

Tại Việt Nam, khoa học công nghệ đóng góp trên 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp; trong đó, việc các cải tiến về giống cây trồng, nguyên liệu đầu vào, các công nghệ mới như công nghệ sinh học và những công cụ canh tác tiên tiến ứng dụng nhận dạng tự động (AIS) và số hóa là chìa khóa cho phép nông dân thích ứng hiệu quả hơn với điều kiện thời tiết thay đổi, tạo ra năng suất nông nghiệp cao với chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cải thiện.

Kinh tế

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.