Thực hiện chương trình OCOP Hà Nội

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Phát huy tiềm năng lợi thế

Nằm ở phía Tây Thủ đô, Chương Mỹ là huyện cửa ngõ nằm liền kề với các quận nội thành - thị trường rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như lương thực, rau quả, thịt và các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề. Nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm nông sản có thế mạnh của huyện như: rau an toàn, gạo hữu cơ, bưởi Diễn, cam Canh… ngày càng tăng, đây là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP huyện Chương Mỹ
Sản phẩm OCOP huyện Chương Mỹ

Đến nay, sau 4 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn huyện Chương Mỹ có 145 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội phân hạng, cấp sao Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP của Chương Mỹ có mặt các hội chợ, được người tiêu dùng đón nhận đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, tạo điều kiện mở rộng, phát triển kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp...

Chia sẻ về quá trình thực hiện chương trình, đại diện hộ kinh doanh Lê Văn Cường, bà Nguyễn Thị Hương cho biết: gia đình bà chọn sản phẩm "Trứng gà sạch Cường Hương", để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Để tham gia chương trình này, quá trình chăn nuôi, gia đình đã kết hợp chế phẩm men vi sinh ủ trong thức ăn để gia tăng vi lợi khuẩn, kháng bệnh cho gia cầm. Nhờ đó, trứng gà thơm ngon, an toàn hơn; việc chăn nuôi bảo đảm thân thiện với môi trường.

Tương tự, HTX Đức Hậu - Lưu Quang, đơn vị kinh tế tập thể tiêu biểu của huyện Chương Mỹ, với 1.700 gốc bưởi Diễn, đang thực hiện canh tác theo hướng hữu cơ, với mục tiêu nông nghiệp xanh - sạch, bền vững, đem lại lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác xã Lê Hữu Diện cho biết: để có được những vườn bưởi sai trĩu quả, đạt tiêu chuẩn hữu cơ như hiện nay, các thành viên trong hợp tác xã đã tham gia các lớp đào tạo sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, việc canh tác theo hướng hữu cơ đòi hỏi kỹ thuật cao, thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hộ thành viên tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là sử dụng phân chuồng ủ hoai mục trộn với chế phẩm sinh học, sử dụng tương ngâm với cá tươi và ốc trong khoảng 2 - 3 tháng để bón cho cây.

Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng ưu tiên sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên như gừng, ớt, tỏi, rượu ngâm để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại trên cây bưởi. Nhờ áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ tự nhiên nên bưởi Diễn Đức Hậu - Lưu Quang khi thu hoạch luôn bảo đảm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Xác định được vai trò quan trọng của Chương trình OCOP, những năm qua huyện Chương Mỹ đã tích cực triển khai Chương trình OCOP và đạt được kết quả quan trọng. Từ năm 2019 đến 2023, luỹ kế trên địa bàn huyện có 21 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP với 178 sản phẩm của 37 chủ thể được phân hạng cấp sao từ 3 sao trở lên. Riêng trong năm 2023, UBND huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP huyện, kết quả có 26 sản phẩm 3 sao, 12 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, huyện phấn đấu có từ 20 - 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP

Với kết quả trên, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội khẳng định, huyện Chương Mỹ đang dẫn đầu thành phố Hà Nội trong thực hiện Chương trình OCOP. Kết quả này có được do hàng năm, UBND huyện Chương Mỹ đều ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình; kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình trên địa bàn; thành lập Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện để tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm đăng ký tham gia thực hiện Chương trình trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện, khuyến khích cho các đơn vị, cơ sở tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, từ năm 2019 đến nay, huyện Chương Mỹ đã bố trí kinh phí hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đề nghị tham gia đánh giá phân hạng trên địa bàn huyện, đã hỗ trợ 183 hồ sơ của các chủ thể tham gia chương trình. Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ các chủ thể tem truy xuất nguồn gốc, tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến thương mại...

Hàng năm, Phòng Kinh tế huyện đều phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về Chương trình OCOP cho đối tượng là cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các chủ thể có sản phẩm tiềm năng, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả, đã tập huấn cho khoảng trên 300 lượt cán bộ quản lý cấp xã, huyện và gần 100 chủ thể trên địa bàn huyện.

Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, năm 2024, với mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, huyện sẽ rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; 100% chủ thể được bồi dưỡng, tập huấn về Chương trình OCOP; 100% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP...

Để đạt được những mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền, quán triệt tầm quan trọng, ý nghĩa và cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP tới các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện tới cơ sở. 

Mới đây, UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Tại đây, đại diện UBND các xã, thị trấn, các chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 đã nghe đơn vị tư vấn giới thiệu về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn các danh mục hồ sơ, tài liệu để được công nhận sản phẩm OCOP; đại diện lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, các chủ thể OCOP cùng với đại diện Đơn vị tư vấn đã trao đổi, thảo luận một số nội dung liên quan đến việc rà soát, lựa chọn các sản phẩm của địa phương, tuyên truyền, vận động các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP, những thủ tục hồ sơ trong quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP…

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đôn đốc các chủ thể, đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ đúng tiến độ, tiếp nhận hồ sơ sản phẩm từ chủ thể; rà soát các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn đã hết hạn công nhận sao OCOP, thông báo tới các chủ thể để tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình các năm tiếp theo. Đối với các chủ thể đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2024, khẩn trương phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển - đơn vị tư vấn  hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.