"TỰ HÀO HÀNG VIỆT" "TINH HOA HÀNG VIỆT"

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Sáng 20.11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP.Hà Nội đã đi kiểm tra việc triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn huyện Đông Anh.

Năm 2023 - 2024, BCĐ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Đông Anh đã tiến kiểm tra việc triển khai thực hiện cuộc vận động tại 4 xã và 12 doanh nghiệp; thường xuyên phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 9 tăng cường kiểm tra, kiểm soát về chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2023 - 2024.

hn.jpg
Đoàn công tác của BCĐ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khảo sát tại Công ty TNHH Gỗ Phương Đông. Ảnh: P.V

Cùng với đó, xác định công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện cuộc vận động, năm 2023 - 2024, BCĐ đã tổ chức được 30 cuộc tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Thông qua các hội nghị, tập huấn, phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng, về dùng hàng Việt.

Kết quả, toàn dân trong huyện cơ bản nắm và hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, hiểu được quyền và lợi ích của mình trong lĩnh vực tiêu dùng để biết cách xử lý hay phản ánh, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ chính mình và người tiêu dùng khác. Tỷ lệ người dân mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam ngày càng tăng.

Chủ tịch MTTQ huyện Đông Anh Đặng Minh Thắng, Trưởng ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Đông Anh cho biết, huyện xác định tập trung hàng đầu cho công tác tuyên truyền theo quan điểm người dân là chủ thể của CVĐ, vì vậy ngoài các hoạt động thường xuyên, huyện còn tổ chức các đợt tuyên truyền cao điểm. Đối với các doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo huyện tuyên truyền theo quan điểm “Để sản phẩm có chỗ đứng và được người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn thì chất lượng và giá cả là yếu tố mấu chốt”; hằng năm, huyện đều có gặp mặt biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo huyện tiếp tục xác định đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa CVĐ, tuyên truyền đến từng người dân. Đồng thời, kiến nghị, BCĐ TP. Hà Nội có tham mưu với các cơ quan quản lý, cấp uỷ, tiếp tục rà soát, ban hành, bổ sung chính sách pháp luật để tạo hành lang pháp lý có lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh; có cơ chế để bảo vệ thị trường, phân phối hàng hoá phù hợp trên địa bàn…

Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục triển khai việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thương hiệu, khuyến khích phát triển làng nghề, góp phần tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh…

Từ đó, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật.

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ TP. Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP. Hà Nội ghi nhận các kết quả của huyện Đông Anh trong triển khai CVĐ. Các hoạt động đều tổ chức đều bài bản, hiệu quả; trong đó tăng cường liên kết các chuỗi hàng hoá, vừa giúp doanh nhiệp, vừa phục vụ đời sống dân sinh, thông qua các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP. Hà Nội đề nghị huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương chính sách liên quan tới CVĐ; có chiến dịch, chiến lược cho từng đối tượng; vận động cán bộ, đảng viên tham gia CVĐ; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong phương thức tuyên truyền,.

Cùng đó, huyện quan tâm hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp nâng cao chất lượng đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối nguồn lao động chất lượng cao; đào tạo tập huấn chuyên sâu hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Huyện phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương lan toả ra thị trường trong nước; xây dựng trung tâm quảng bá sản phẩm OCOP trên địa bàn…

Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ TP. Hà Nội cũng đề nghị huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý các hành vi gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái làm ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt, đặc biệt phát huy vai trò của các thành viên trong BCĐ trong triển khai các hoạt động của BCĐ; thúc đẩy tiêu dùng xanh, bền vững; lắng nghe tâm tư nguyện vọng doanh nghiệp để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đại diện các doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn được hỗ trợ về nhân lực để phát triển các mảng truyền thông quảng bá sản phẩm; hỗ trợ về mặt bằng để khắc phục tình trạng cơ sở manh mún, khó quản lý như hiện nay… Cùng đó, đề xuất Ban chỉ đạo CVĐ các cấp tăng cường các biện pháp tuyên truyền quảng bá chương trình; phối hợp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, tránh hàng nhái hàng giả trên sàn thương mại điện tử.

Trên đường phát triển

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.