Thanh Hóa bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế

Dưới sự lãnh đạo quyết liệt và linh hoạt của toàn bộ hệ thống chính trị, tỉnh Thanh Hoá đang chứng kiến những bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, khẳng định vị thế một trong những điểm sáng của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Đạt mức tăng trưởng vượt bậc

Thanh Hóa đã đạt được một mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong năm 2024, khi GDP của tỉnh này tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao hơn mức trung bình cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và xây dựng, đặc biệt là các khu công nghiệp lớn như Khu Kinh tế Nghi Sơn, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh. Những dự án công nghiệp lớn đã tạo ra hàng nghìn việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đồng thời giúp tỉnh thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho biết, tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển, trong đó có Nghị quyết số 58 ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 37 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Đây được xem là “chìa khóa” quan trọng, tạo tiền đề để Thanh Hóa bứt phá trong tương lai.

10.jpg
TP. Thanh Hóa nhìn từ trên cao. Ảnh: ITN

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,46% - đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng từ năm 2023 trở lại đây và đứng thứ 2 cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt 42.700 tỷ đồng, vượt 20% dự toán và tăng 44,7% so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thông tin thêm.

Cùng với đó, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công đạt khá. Văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ; quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm.

Thu hút đầu tư mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh

Thời gian tới, Thanh Hóa tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng và môi trường kinh doanh ổn định, tỉnh đã thu hút nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, bất động sản và hạ tầng. Các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm không chỉ tạo ra động lực phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tạo nên chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Mới đây, tỉnh cũng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng tạo và đổi mới trong cộng đồng doanh nhân.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 94 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đầu tư đăng ký 12.432,9 tỷ đồng và 367,86 triệu USD.

Để hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2024 trong bối cảnh được dự báo là khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn ở những tháng cuối năm, Thanh Hoá tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá các nhiệm vụ còn lại.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nêu rõ, trong những tháng cuối năm 2024 diễn ra nhiều sự kiện lớn cả về chính trị và văn hóa, do đó, đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, nỗ lực hơn nữa, cố gắng hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra.

Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà bứt phá để Thanh Hóa thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5.8.2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một trong những mục tiêu đó là phấn đấu năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới.

Chính vì vậy, năm 2024 Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã quyết nghị các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội gồm: GRDP đạt 11% trở lên; GRDP bình quân đầu người đạt 3.540 USD trở lên; sản lượng lương thực giữ ở mức 1,5 triệu tấn; tổng giá trị xuất khẩu đạt 6 tỷ USD trở lên; thu ngân sách Nhà nước đạt 35.567 tỷ đồng trở lên.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khẳng định, đây là những chỉ tiêu có tính phấn đấu rất cao, đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn nữa. Từ đó tạo nền tảng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của nước ta.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.