Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Tại Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Buôn Ma Thuột, cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử đã thu hút đông đảo giáo viên ở các khối lớp, giáo viên các tổ bộ môn tham gia. Theo đó, các bài giảng đã được các thầy cô giáo biên soạn rất công phu. Trong đó phần ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được các giáo viên từng bước đưa vào bài soạn giáo án điện tử. Đây là sân chơi hấp dẫn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của nhà trường.

b2.jpg
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Đình Long trao phần thưởng cho các giáo viên đạt giải cao trong hội thi bài giảng điện tử

Song song với đó, nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh, nhà trường đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Biết ơn thầy cô giáo”. Qua đó, đã có 148 học sinh ở các khối lớp tham gia với những bức tranh vẽ về thầy cô rất ấn tượng. Thông qua các bức tranh này, các em đã bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo và niềm vui của tuổi học trò dưới mái trường tiểu học. 70 tác phẩm xuất sắc đã được chọn triển lãm tại trường.

b3.jpg
b4.jpg
Các bức tranh về chủ đề "Biết ơn thầy cô giáo" được trưng bày tại trường

Bên cạnh công tác chuyên môn, nhà trường cũng đã tổ chức cuộc thi "Nét đẹp giáo viên". Đây là cuộc thi mang tính tập thể của giáo viên từng khối lớp học, giáo viên tổ Tiếng Anh và giáo viên tổ bộ môn.

b4.png
Thầy cô giáo khối lớp 4 tham gia cuộc thi "Nét đẹp giáo viên"

Về phía học sinh, ngoài những cuộc thi kể chuyện theo sách, rung chuông vàng dành cho học sinh các khối lớp, nhà trường còn tổ chức cho các em tham gia thi văn nghệ theo từng khối lớp. Các tiết mục ca, múa, kịch tươi vui, sôi động của tuổi học trò được chuẩn bị công phu, chu đáo. Từng lời ca, điệu múa thể hiện nội dung các tiết mục kịch. Qua đó, thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, sự chia sẻ đối với các bạn học sinh khó khăn và đặc biệt là lòng tri ân các thầy cô giáo đã ngày đêm tận tụy với các em.

b5.jpg
Tiết mục hát múa của học sinh khối lớp 2 chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các tiết mục văn nghệ trình diễn tại sân khấu của trường đã tạo nên bầu khí sôi động. Đặc biệt, các tiết mục biểu diễn đã nhận được đông đảo phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh hứng thú theo dõi và cổ vũ.

Thông qua chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi; đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc, tình cảm của các em học sinh tri ân các thầy cô giáo - những người luôn hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”.

Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhờ các giải pháp quyết liệt và sự điều hành linh hoạt của Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,72% - mức cao nhất trong 10 năm qua, tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới
Địa phương

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thi loại II vào năm 2025 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030, thành phố Phổ Yên huy động các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng theo quy hoạch. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025
Địa phương

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, là năm Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống
Địa phương

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống

Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 634/QĐ-TTg công nhận huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với một sức sống mới, một tầm cao mới và bước phát triển khá mạnh mẽ, diện mạo nông thôn Cù Lao Dung đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên đáng kể.

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
Địa phương

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Năm 2024, TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) chú trọng vào lĩnh vực chuyển đổi số, cải thiện chỉ số cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội thành phố chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá
Địa phương

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá

Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, năm 2024, các chỉ tiêu của huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Phú Lương Nguyễn Hoàng Mác đã trao đổi về những thành quả nói trên.

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân
Địa phương

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, Mường Ảng đã khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.