Người dân Hà Tĩnh phấn khởi với vụ cam được mùa được giá

Những ngày cuối tháng 11, nhiều hộ trồng cam ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hối hả thu hoạch “quả ngọt” sau một năm chăm sóc. Năm nay, được mùa, được giá khiến những người trồng cam rất phấn khởi.

Hiện, xã Thượng Lộc có khoảng 500 hộ trồng cam chanh, cam giòn, tập trung chủ yếu ở thôn Anh Hùng, Thanh Mỹ, Nam Phong, Sơn Bình với diện tích hơn 200ha. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích lớn nhất của huyện Can Lộc. Nhờ có cây cam mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Theo những người trồng cam nơi đây cho biết, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một mùa thu hoạch bội thu.

anh-1-8864.jpg
Gia đình chị Mai là một trong những hộ có diện tích trồng cam lớn nhất xã Thượng Lộc

Chị Dương Thị Mai (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc) là một trong những hộ dân có diện tích trồng cam lớn nhất của địa phương này. Trang trại trồng cam của gia đình chị Mai hiện rộng hơn 4 ha với 2.000 gốc cam chanh, cam giòn các loại. Hiện nay, nhiều tiểu thương đã tới thu mua tận vườn và trả giá cam chanh 30.000 đồng/kg, cam giòn 45.000 - 50.000 đồng/kg.

“Trang trại cam của gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 2 tấn. Ước tính vụ mùa này, đạt sản lượng 40 tấn cam (cao hơn 10 tấn so với năm 2023), doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng”, chị Mai cho biết.

Còn gia đình anh Nguyễn Viết Thành trú tại thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc có hơn 200 gốc cam giòn, vườn cam. Năm nay, gia đình anh Thành ước đạt sản lượng hơn 1,2 tấn. Sau khi trừ tất cả chi phí, vợ chồng ông Thành còn bỏ túi hơn 100 triệu đồng.

“Năm nay thương lái đến tận trại thu mua khá sớm, lại trả mức giá vô cùng hấp dẫn nên gia đình tôi quyết định bán khoán cả vườn, hiện chỉ còn khoảng 10% diện tích cam chưa thu hoạch”, anh Thành cho biết.

anh-3.jpg
anh-2.jpg
Người dân trồng cam ở xã Thượng Lộc sử dụng phân bón vi sinh, phân chuồng, diệt côn trùng theo hướng sinh học, nhờ vậy, cam Thượng Lộc có độ thơm, ngon, ngọt đặc trưng.

Cũng theo những hộ trồng cam nơi đây, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, cùng với việc bà con tỉ mẩn khâu chăm sóc, sản xuất theo hướng tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm đã khiến năng suất cam tăng khoảng hơn 20%, chất lượng cũng tăng cao.

Ông Nguyễn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, cho hay, năm nay sản lượng cam toàn xã đạt hơn 1.800 tấn, cho giá trị kinh tế hàng chục tỷ đồng. Cây cam vì thế trở thành cây trồng giúp người dân địa phương thoát nghèo, mang lại thu nhập khá.

“Mùa cam năm nay giá thu mua đầu vụ cao hơn hẳn các năm trước. Thương lái thu mua cam chanh với giá 30.000-35.000 đồng/kg, cam giòn từ 40.000-50.000 đồng/kg. Năm nay, cam vừa được mùa, được giá nên người dân rất vui mừng”, ông Hải hồ hởi nói.

Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc chia sẻ thêm, để có sản phẩm sạch, người dân trồng cam sử dụng phân bón vi sinh, phân chuồng, diệt côn trùng theo hướng sinh học. Nhờ vậy, cam Thượng Lộc có độ thơm, ngon, ngọt đặc trưng, giúp bà con thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

“Nhằm động viên và khuyến khích người dân trồng mới và tái trồng cam, chính quyền địa phương đã hỗ trợ với mức 15 nghìn đồng/cây cho mô hình trồng tập trung 50 cây trở lên, nhằm củng cố, phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc và nâng cao thu nhập cho người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc nhấn mạnh.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.