Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy giá trị nền "Văn hóa Hòa Bình”

Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc của các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, với hơn 100 di tích đã được xếp hạng và nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Những thế mạnh đó đang được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ. Điều này đã từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và tặng hoa chúc mừng tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Lê Huệ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và tặng hoa chúc mừng tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Lê Huệ

Chia sẻ với thành tựu tỉnh Hòa Bình đã đạt được, tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khẳng định: những năm qua, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã rất quyết tâm trong quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình” gắn với phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước.

“Minh chứng rõ nét là tại sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024, hai di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập), Mái đá làng Vành (xã Yên Phú), thuộc huyện Lạc Sơn đã được quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa qua hàng nghìn năm của nền văn hóa xứ Mường Hòa Bình”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành nói riêng, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, tỉnh Hòa Bình tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác bảo vệ, quản lý di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành theo đúng quy định. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản văn hóa Mường Hòa Bình và nền “Văn hóa Hòa Bình” tới Nhân dân và bạn bè quốc tế. Trong đó, quan tâm nghiên cứu việc lập hồ sơ, đệ trình UNESCO ghi danh vào di sản thế giới.

Xác định văn hóa là một trong 5 đột phá chiến lược

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng. Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về văn hóa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và nền “Văn hóa Hòa Bình”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Ảnh: Lê Huệ

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Ảnh: Lê Huệ

Trong dịp này, tỉnh cũng khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng, do đó, tỉnh cần chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả nhằm giới thiệu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, các điểm du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc của vùng đất Tây Bắc hùng vĩ; quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng;qua đó, tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh Hòa Bình.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ LÊ THÀNH LONG

Theo Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình đã xác định văn hóa là 1 trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; hình thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, du khách trong, ngoài nước về nền “Văn hóa Hòa Bình”, để di sản mãi trường tồn và lan tỏa.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 xác định: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Trong đó, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử là nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh Hòa Bình có nhiều lợi thế phát huy mạnh mẽ các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, địa lý cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong đó, di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành là một điểm nhấn, góp phần tạo sức lan tỏa của những giá trị của nền “Văn hóa Hòa Bình” đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.