Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu đến đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng để người dân được vui chơi và xem pháo hoa tại công viên đón năm mới.

Còn 9.008m2 chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Công viên hồ Phùng Khoang là một hạng mục công trình thuộc dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang, nằm trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm. Dự án đã được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 15.12.2008 và điều chỉnh chủ trương tại Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 31.8.2022 cho phép giãn tiến độ thực hiện dự án “hoàn thành quý IV.2024”.

Tổng mức đầu tư của dự án là 3.483.562 triệu đồng. Chủ đầu tư dự án là Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng đô thị (theo Quyết định đầu tư số 2580/QĐ-UBND ngày 15.12.2008 của UBND thành phố).

Theo Giám đốc Sở Xây dựng, dự án Công viên hồ Phùng Khoang có quy mô sử dụng đất 118.345m2. Trong đó, có các hạng mục: 3.415m2 diện tích công trình phụ trợ, đường dạo, đường nội bộ; 74.540m2 diện tích hồ nước; 40.390m2 diện tích cây xanh. Tổng diện tích đất được giao để nghiên cứu thực hiện Công viên hồ Phùng Khoang khoảng 118.345m2. Trong đó, phần diện tích đất trên địa bàn quận Thanh Xuân là 5.837m2 và quận Nam Từ Liêm là 112.508m2.

u1.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu dứt khoát không lùi tiến độ dự án khánh thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán 2025.

Đến nay, dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) và bàn giao thi công công trình khoảng 109.337m2 (khoảng 92,39%); chưa hoàn thành GPMB khoảng 9.008m2 (tồn tại khoảng 7,61%). Trong đó, có 5.008m2 thuộc địa bàn quận Thanh Xuân (chưa GPMB), thuộc trách nhiệm của Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư, UBND quận Thanh Xuân; 4.000m2 thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm (chưa GPMB), thuộc trách nhiệm của Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư, UBND quận Nam Từ Liêm.

Tại cuộc họp, đại diện chủ đầu tư, UBND hai quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành dự án, như: Việc điều chỉnh quy hoạch khiến một số hạng mục phải thay đổi thiết kế, những khó khăn trong công tác GPMB phục vụ dự án.

Các Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã lắng nghe những kiến nghị của chủ đầu tư để tháo gỡ những vướng mắc về mặt thủ tục, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong, việc chưa hoàn thành đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang chủ yếu từ công tác phối hợp, chuẩn bị của chủ đầu tư để thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ phục vụ GPMB chưa hiệu quả.

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang (trong đó có hạng mục Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang) được phê duyệt quy hoạch lần đầu tại Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 26.1.2007 (về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Phùng Khoang, tỷ lệ 1/500); tuy nhiên, năm 2016 đã được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 7.7.2016 (về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài (đường Tố Hữu), tỷ lệ 1/500).

Trong đó, Công viên hồ Phùng Khoang giữ nguyên chỉ tiêu quy hoạch nhưng thay đổi vị trí và hình dáng các công trình phụ trợ. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang phải thực hiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi để tiếp tục triển khai, hoàn thiện đối với phần khối lượng xây dựng còn lại. Chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 31.8.2022 của UBND thành phố xác định có hiệu lực đến hết quý IV.2024, vì vậy cần hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Dứt khoát không lùi tiến độ dự án

Sau khi nghe các ý kiến báo cáo của các đơn vị chức năng có liên quan, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian qua, thành phố đã tập trung nhận diện, rà soát 712 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong đó, có những dự án kéo dài 10 năm chưa triển khai, có những dự án thu hồi dở dang gây lãng phí. Thành phố đã đưa các dự án vào diện tháo gỡ để vận hành lại. Với các dự án không thể triển khai vì nhiều lý do khách quan, pháp lý, thành phố đã tiến hành thu hồi.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, riêng đối với lĩnh vực công viên, trong năm 2023, UBND thành phố đã xem xét, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tồn tại đối với 2 công viên (Công viên Thiên Văn học và Công viên Cây đàn tại Khu đô thị Dương Nội). Đây là các công trình đã đầu tư xây dựng nhưng do các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, không đưa vào sử dụng trong nhiều năm. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt xử lý những tồn tại, đồng thời giảm thiểu việc lãng phí nguồn lực của xã hội, đến nay các công trình này đã được đưa vào sử dụng, khai thác nhằm phát huy giá trị và kịp thời phục vụ nhân dân. Đối với Công viên hồ Phùng Khoang, dù đã hoàn thành xong nhiều hạng mục nhưng chưa thể đưa vào hoạt động do chưa hoàn thành công tác GPMB.

Nhấn mạnh quan điểm của thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, các dự án công viên rất quan trọng đối với thành phố. Bởi các dự án này sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường, tăng diện tích cây xanh và không gian vui chơi giải trí cho dân cư nội đô.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư phải làm tốt hơn phần trách nhiệm của mình đối với dự án công trình công cộng; không thể có chuyện dự án khu đô thị đã làm xong từ lâu mà dự án công trình xã hội cả chục năm vẫn chưa hoàn thành.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh giao Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn giám sát chặt chẽ tiến độ GPMB của hai quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân, chậm nhất ngày 15.12.2024 phải xong để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Trên tinh thần không chờ đợi, dứt khoát không lùi tiến độ dự án, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tạo cơ chế thông thoáng để làm dự án công cộng phục vụ nhân dân, vừa GPMB, vừa phải hoàn thành các thủ tục thi công. Mục tiêu cụ thể là đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hoạt động chính quyền

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029, thực hiện quyền biểu quyết thông qua các nội dung tại đại hội. Ảnh: Sông Thao
Địa phương

Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo

Vừa qua, tại Trung tâm Hội Nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Đại hội đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng trong 5 năm tới; đồng thời, ra mắt Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị khóa mới.

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính
Hoạt động chính quyền

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính

Những quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua khuyến khích cán bộ, công chức công hiến, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ cán bộ phấn đấu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để được chuyển đổi.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai
Địa phương

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nhân dịp Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 29.10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp mặt, thăm hỏi, trao hỗ trợ tới chính quyền, Nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên
Địa phương

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới theo thẩm quyền, chủ động rà soát với trách nhiệm cao nhất, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.