Hà Nội: Khen thưởng 644 tập thể, cá nhân có thành tích trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 21.11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, thành phố đã tổ chức thành công nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, tổ chức sâu, rộng và hiệu quả đợt thi đua “cao điểm” trong cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

100% sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc thành phố đã tổ chức các đợt thi đua, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân và đạt được những kết quả tốt. Ngày 8.10.2024, thành phố tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”; tại Hội nghị đã tôn vinh 700 “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và 10 “Công dân Thủ đô ưu tú”.

2.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: V.T

Các cấp, ngành thành phố cũng có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tổ chức các đoàn đại biểu viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang, tượng đài trên địa bàn thành phố; tổ chức 3 đoàn đại biểu thành phố dâng hoa, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ và thăm làm việc, tặng quà tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Trị; thăm và tặng quà gia đình chính sách, có công trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp, tiếp quản, giải phóng Thủ đô với tổng số 2.556 suất quà, tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng…

Đặc biệt, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức đúng ngày 10-10-2024 đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn, ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc đối với nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, thành phố Hà Nội đã xây dựng Đề án, Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm 9 nhóm nhiệm vụ, 47 nội dung, được triển khai từ tháng 1 đến tháng 10.2024. Trong đó, có 2 nhiệm vụ quy mô cấp quốc gia là Hội thảo Khoa học cấp quốc gia và Lễ kỷ niệm cấp quốc gia; 10 nhiệm vụ cấp thành phố do thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương; 35 nhiệm vụ do Hà Nội triển khai, thực hiện.

1.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: V.T

Trong quá trình tổ chức, thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ nguồn lực, nhân lực cùng kinh nghiệm chuyên môn sâu, rộng của các bộ, ban, ngành Trung ương. Bên cạnh đó là sự quan tâm, tham gia của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vị khách quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Đến nay, các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước; qua đó, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, bồi đắp, nâng cao ý thức, lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng, hòa bình, hữu nghị của Thăng Long - Hà Nội và của cả dân tộc; tri ân những cống hiến, đóng góp của các bậc tiền bối, những người có công với cách mạng; giới thiệu, quảng bá hình ảnh về Thủ đô Hà Nội “Ngàn năm văn hiến”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo” với bạn bè trong nước và quốc tế...

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản
Địa phương

Bài 1: Tổng lực xóa nghèo

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế phát sinh nghèo. Những năm qua, chính sách giảm nghèo đã được Thái Nguyên cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu. Năm 2024, tỉnh bố trí gần 94 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo.