Kiểm toán nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 4.600 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2024, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã hoàn thành kế hoạch công tác, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Đáng chú ý, qua công tác kiểm toán, KTNN đã kiến nghị tăng thu giảm chi NSNN 4.618 tỷ đồng.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 4.600 tỷ đồng
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đây là thông tin được ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng 6 tháng cuối năm 2024 của KTNN.

Báo cáo về những kết quả công tác nổi bật của ngành kiểm toán trong 6 tháng đầu năm, Chánh Văn phòng KTNN Lê Tùng Lâm cho biết, toàn ngành đã chủ động, tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ chính trị năm 2024 và thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN với mục tiêu “Chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa” nên đã hoàn thành kế hoạch công tác 6 tháng với tiến độ, chất lượng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Trong đó, hoạt động kiểm toán tiếp tục được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng toàn diện bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp từ công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán (KHKT), tổ chức thực hiện kiểm toán đến kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; qua đó đã đạt được nhiều kết quả nổi bật góp phần quan trọng vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực.

Với quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán là nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu "chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa", Tổng KTNN đã ban hành và quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, Tổng KTNN đã ban hành hướng dẫn xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm 2024; ban hành hướng dẫn mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2024; hướng dẫn hồ sơ mẫu biểu theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN; hướng dẫn bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN; ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; ban hành Chỉ thị về tổ chức thực hiện KHKT...

Trong quá trình kiểm toán, Tổng KTNN thường xuyên chỉ đạo nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.

Cùng với đó, KTNN luôn quan tâm, chú trọng đến công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, công tác thanh tra công vụ, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực thuộc cũng như công chức, viên chức và người lao động KTNN.

Đến 30.6.2024, toàn ngành đã xét duyệt 72 KHKT, triển khai 64/169 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 50 cuộc, lãnh đạo KTNN đã tổ chức xét duyệt 63 Dự thảo Báo cáo kiểm toán (BCKT), phát hành 24 BCKT.

Qua kiểm toán, KTNN cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.

Một trong những hoạt động nổi bật trong 6 tháng đầu năm là Tổng KTNN đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV. Nội dung trả lời chất vấn được Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, đánh giá cao.

Đáng chú ý, KTNN đã tổ chức thành công các sự kiện chào mừng 30 năm thành lập Ngành, đặc biệt Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập KTNN (11.7.1994-11.7.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức thành công tốt đẹp. KTNN vinh dự được đón nhận tình cảm trân quý của các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương, đại diện các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế…

Kiểm toán nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 4.600 tỷ đồng
Quang cảnh hội nghị

Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán đối với 49 dự thảo BCKT, 24 BCKT đã phát hành thuộc KHKT năm 2024, kiến nghị tăng thu giảm chi NSNN 4.618 tỷ đồng (tăng thu NSNN 427 tỷ đồng, giảm chi NSNN 4.191 tỷ đồng), kiến nghị khác 7.362 tỷ đồng và giảm lỗ các doanh nghiệp 88 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các công tác xây dựng văn bản pháp luật và văn bản quản lý; công tác hợp tác quốc tế; công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác công nghệ thông tin, đào tạo bồi dưỡng, truyền thông… tiếp tục được triển khai theo kế hoạch và đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị đã báo cáo tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao; đồng thời tập trung làm rõ những vấn đề bất cập, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ...

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn ghi nhận nỗ lực của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ công tác thời gian qua. Đặc biệt, toàn ngành triển khai KHKT năm với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, chất lượng; tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN một cách quy mô, chi tiết, gây được tiếng vang song không phô trương, hình thức; đồng thời, các báo cáo của KTNN được đánh giá chất lượng, phục vụ rất tốt cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc phục vụ phiên trả lời chất vấn của Tổng KTNN và các chuyên đề giám sát của Quốc hội.

Trên cơ sở kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế được chỉ ra, Tổng KTNN nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.

Trong đó, toàn ngành tập trung hoàn thành thật tốt nhiệm vụ kiểm toán, đạo đức công vụ; đặc biệt quan tâm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kiểm toán, xử lý nghiêm các vi phạm...

Đồng thời, cần chuẩn bị ý kiến của KTNN về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng văn bản pháp luật.

Tổng KTNN cũng yêu cầu làm tốt công tác tổ chức cán bộ; công tác nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số công nghệ thông tin; hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở vật chất của ngành, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về ngành...

Đặc biệt, Tổng KTNN cũng nhấn mạnh tới việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, công tác đảng 6 tháng cuối năm. Theo đó, công tác quán triệt, phổ biến, thực hiện các văn bản, chỉ đạo của cấp trên tới từng đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ, của các đơn vị cần được thực hiện sát sao; tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chi bộ...

Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024
Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024

Chiều 8.4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024.

Xe Hyundai Palisade. (Ảnh: Motor1)
Doanh nghiệp

Khách hàng mua Hyundai Palisade trong tháng 4 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4. Theo đó, khách hàng hoàn tất thủ tục mua xe trong thời gian này sẽ được hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ, áp dụng cho mọi số VIN không phân biệt năm sản xuất.

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.