Kiểm toán Nhà nước: Giữ vững giá trị cốt lõi “Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng”

Lược ghi diễn văn của Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước (11.7.1994 - 11.7.2024):

Hôm nay, KTNN long trọng tổ chức Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ngành (11.7.1994 - 11.7.2024) và đón nhận phần thưởng cao quý được Đảng, Nhà nước trao tặng, trong không khí vui tươi, phấn khởi cùng cả nước hướng tới thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đây cũng là dịp để KTNN nhìn lại chặng đường đã đi qua, tự hào về truyền thống của Ngành, tạo thêm động lực cho chặng đường phát triển sắp tới và cũng là dịp để KTNN tri ân sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với ngành; tri ân những công lao, cống hiến của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của KTNN đối với sự lớn mạnh, trưởng thành và phát triển của ngành. Đồng thời, toàn ngành xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, để phát huy truyền thống vẻ vang 30 năm của mình, không ngừng cố gắng, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong chặng đường tới.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, lãnh đạo KTNN và các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đồng chí Chủ tịch nước, đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi thư và hoa chúc mừng, khen ngợi, động viên.

Xin trân trọng cảm ơn tình cảm nồng ấm, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đã dành thời gian tới dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ hôm nay.

Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, Nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo KTNN qua các thời kỳ, các đồng chí Lãnh đạo Ban, Bộ ngành Trung ương và địa phương, lãnh đạo đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các vị khách quý và các cơ quan truyền thông đã đến dự và đưa tin về buổi lễ.

Sự có mặt của các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo, các vị khách quý là niềm vinh dự, sự động viên quý báu đối với Ngành KTNN.

Trên thế giới, KTNN – cơ quan kiểm toán tối cao đã có lịch sử phát triển lâu đời. Nhưng ở nước ta, phải từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì kiểm toán mới trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu, để giúp hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn lực tài chính quốc gia, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Ngày 11.7.1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70-CP thành lập KTNN, đây là văn bản pháp lý đầu tiên có giá trị như một tuyên ngôn khai sinh ra KTNNViệt Nam. Sự ra đời của KTNN là tất yếu khách quan, phù hợp với bối cảnh và xu hướng phát triển của đất nước, gửi gắm rất nhiều kỳ vọngcủa Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển một hệ thống công cụ kiểm tra, kiểm soát để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18.6.1997 của Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII đã chỉ rõ: Đề cao vai trò của cơ quan KTNN trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng NSNN. Cơ quan KTNN báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai cho dân biết; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: ... thiết lập cơ chế giám sát tài chính - tiền tệ, nhằm đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia, kiểm soát các nguồn vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng KTNN nh­ư một công cụ mạnh của Nhà nước.

Trong bối cảnh khi khái niệm về kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng còn mới mẻ với đại đa số các tổ chức chính trị, xã hội và công chúng tại Việt Nam, ngay những năm đầu mới thành lập, tháng 7.1996, KTNN đã gia nhập INTOSAI, tổ chức quốc tế của các cơ quan kiểm toán tối cao, lớn nhất toàn cầu, với gần 200 quốc gia thành viên, có bề dày lịch sử hàng trăm năm, đây là bước khởi đầu trong quá trình hội nhập sâu rộng, là động lực để KTNN dần hoàn thiện cả về thể chế, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, khi đất nước đang trong công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Đến năm 2005, sự kiện đánh dấu mốc son quan trọng trên chặng đường xây dựng và phát triển của KTNN, đó là việc Quốc hội khóa 11, thông qua và ban hành Luật KTNN, mở ra một thời kỳ phát triển mới, một vị thế mới của KTNN, từ cơ quan thuộc Chính phủ trở thành cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Đặc biệt, ngày 28.11.2013, Quốc hội Khóa XIII, đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó Khoản 1, Điều 118 đã quy định về địa vị pháp lý của KTNN, nâng tầm từ cơ quan luật định thành cơ quan hiến định; nguyên tắc hoạt động của KTNN là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã trở thành nguyên tắc hiến định, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của KTNN trong thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng thời, việc quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp - Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về KTNN, trong xây dựng và ban hành Luật KTNN năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2019 và các luật chuyên ngành bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo cơ sở vững chắc để KTNN bước vào một thời kỳ phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, vươn lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây thực sự là trọng trách to lớn nhưng cũng là nhiệm vụ chính trị hết sức vẻ vang, vinh quang của KTNN.

Từ một cơ quan chưa có tiền thân về tổ chức và tiền lệ về hoạt độngở nước ta, trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, với phương châm “Chuyên nghiệp - Liêm chính - Hội nhập”, hoạt động kiểm toán, của KTNN đã có nhiều đổi mới và ngày càng đi vào chiều sâu. KTNN luôn bám sát các định hướng lớn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, với các nội dung kiểm toán, tập trung vào những vấn đề được dư luận, cử tri cả nước quan tâm, các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; phục vụ hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý, điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; là căn cứ quan trọng để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; đóng góp quan trọng vào quá trình hoàn thiện thể chế trong tiến trình phát triển của đất nước. KTNN đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập đến nay, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 740 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, KTNN đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý có nội dung không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí.

Cụ thể, đã đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật NSNN, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội... Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị chuyển cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành KTNN các thời kỳ, vô cùng tự hào vì những giá trị tích cực, từ kết quả hoạt động của KTNN những năm qua, đã đóng góp cho những thành tựu to lớn của đất nước, nhất là thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

30 năm qua, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của toàn ngành, luôn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đề cao trách nhiệm, phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên sâu, trí tuệ tập thể, không ngừng đổi mới tư duy, cộng hưởng tài năng và công sức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Ngành KTNN ý thức được rằng, để có được những thành tựu to lớn trong 30 năm qua, toàn ngành đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế, sự phấn đấu, cống hiến của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành qua các thời kỳ. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngành, tôi xin được bày tỏ lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, xác định mục tiêu phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng, nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Trước nhiệm vụ, niềm tin mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặt ra cho KTNN trong giai đoạn mới, với xu thế phát triển của các định chế kiểm toán tối cao, chịu tác động bởi ba vấn đề lớn: Hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống…), ẩn chứa nhiều thách thức và cơ hội đan xen; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN, sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống quý báu 30 năm xây dựng và phát triển.

Từng thành viên của KTNN sẽ không ngừng rèn luyện để có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, “nghệ tinh - tâm sáng”, tương xứng với chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới với đầy đủ 4 tiêu chí: Trung thực - tỉ mỉ - chăm chỉ và nhạy bén, giữ vững giá trị cốt lõi “Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng”; tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu, biết đồng cảm, chia sẻ và cống hiến, xây dựng KTNN xứng tầm, một cơ quan kiểm tra tài chính công chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín và trách nhiệm; xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Với tất cả ý nghĩa đó, toàn ngành KTNN trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục kiên định với phương châm hành động “Chất lượng và đạo đức công vụ” nhằm đạt mục tiêu “Chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa”,đảm bảo thực hiện trách nhiệm “vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững”; trong tương lai xa hơn, tầm nhìn phát triển KTNN phải gắn chặt với các yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu đưa nước ta đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó KTNN mong muốn và kỳ vọng sẽ có sự phát triển đột phá để phấn đấu trở thành: Cơ quan kiểm toán tối cao việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và kiểm soát quyền lực; nâng cao trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, phục vụ hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngành, một lần nữa, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế đối với ngành KTNN trong suốt thời gian qua, để chúng tôi tự tin, vững bước trên con đường mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. 

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới các thế hệ đi trước, những người đã tạo nên bản sắc, truyền thống, tinh thần của ngành KTNN. Chúng tôi, những thế hệ tiếp theo của Ngành, sẽ tiếp nối gìn giữ truyền thống vẻ vang đó, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân dành cho, quyết liệt hành động để đóng góp, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Thay mặt Ban cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN, xin kính chúc đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo, các vị khách quý cùng toàn thể các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN sức khỏe, hạnh phúc và thành công. 

Kinh tế

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt chức năng phát hiện sớm và xử lý các tổ chức yếu kém.
Kinh tế

Hoạt động phát hiện sớm và can thiệp kịp thời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Với mục tiêu trở thành định chế tài chính góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền, thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, là một công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc phát hiện sớm và xử lý các tổ chức yếu kém, góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024

Vừa qua, Eximbank đã vinh dự nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024, hạng mục Phát triển bền vững, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times tổ chức. Giải thưởng này không chỉ ghi nhận những thành tựu xuất sắc của Eximbank trong quá trình chuyển đổi số mà còn khẳng định vai trò tiên phong của ngân hàng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường 35 năm phát triển và không ngừng đổi mới của Eximbank.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực
Kinh tế

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng rõ nét. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. 

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính
Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính

Chủ tịch IPPG - Ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ niềm tự hào khi nhận Giải thưởng nhân kỷ niệm 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính. Với ông, đó là một giải thưởng không chỉ ghi nhận cho cá nhân ông và tập đoàn IPP mà còn là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, và trách nhiệm xã hội mà Quỹ Vừ A Dính đã gieo trồng và nuôi dưỡng suốt 25 nǎm qua.

Tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối doanh nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối doanh nghiệp hỗ trợ

Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Những nỗ lực từ Chính phủ, chính quyền địa phương, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ và từng bước khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án
Kinh tế

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án

Bị phát hiện gian lận về hồ sơ nhân sự trong hồ sơ dự thầu, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Anh (công ty Khánh Anh) đã bị UBND huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện này trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác, công ty này vẫn trúng thầu hàng loạt dự án có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

GS. Bùi Xuân Phong
Kinh tế

Không thể chậm trễ hơn được nữa!

Muốn đất nước phát triển thịnh vượng cần phải có giải pháp đột phá. Và Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam chính là bước đột phá; làm càng nhanh càng tốt, không thể chậm trễ hơn được nữa. Bởi lẽ đó, việc Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, được cả xã hội rất mong đợi, GS.TS BÙI XUÂN PHONG, nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam chia sẻ.

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đang chứng kiến những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà nước, cùng sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

 “Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương”, 5.000 bộ quà tặng dành cho khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc
Kinh tế

“Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương”, 5.000 bộ quà tặng dành cho khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc

Nhân tháng tri ân và tôn vinh người Phụ nữ Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ tưng bừng triển khai chương trình khuyến mại “Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương” với tổng giá trị 4,5 tỷ đồng, dành tặng 5.000 bộ quà tặng Yêu Thương cho các khách hàng trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Megasale “Mừng sinh nhật vàng, hàng ngàn quà tặng” hướng đến kỷ niệm 60 năm thành lập Bảo Việt.