Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 - nhìn từ Nghệ An

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Ý thức được nâng cao

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong 3 năm (2022 - 2024), UBND tỉnh đã rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các nội dung, tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề cấp bách, các điểm gây ô nhiễm kéo dài, các vấn đề trọng điểm về môi trường. Trong đó, vốn đầu tư công cấp tỉnh đã bố trí 623,3 tỷ đồng cho 14 dự án về biến đổi khí hậu; nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã bố trí 36,54 tỷ đồng cho các hoạt động BVMT trên địa bàn tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khảo sát địa điểm tập kết rác tại huyện Diễn Châu. Ảnh: Tiến Đông
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khảo sát địa điểm tập kết rác tại huyện Diễn Châu. Ảnh: Tiến Đông

Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, tỉnh Nghệ An kịp thời ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, áp dụng tại địa phương. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực môi trường được tại các sở, ngành, địa phương quan tâm thông qua nhiều hình thức, cách thức thực hiện. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được nâng cao hơn; số doanh nghiệp quan tâm thực hiện đầy đủ các thủ tục môi trường ngày càng tăng; công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường đã có sự đầu tư bài bản hơn.

Trực tiếp kiểm tra, giám sát tại các đơn vị, địa phương, Đoàn giám sát ghi nhận: việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư hạ tầng và các cơ sở trong khu kinh tế và các khu công nghiệp (KCN) được cải thiện rõ rệt. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu… được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Tính đến nay, 100% KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 100% dự án đầu tư mới được phê duyệt hồ sơ, thủ tục môi trường trước khi đi vào hoạt động… Hiện, đã có 5/6 KCN đi vào hoạt động lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục truyền dữ liệu theo quy định (tăng 2 KCN so với thời điểm trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực).

Các thành viên Đoàn giám sát đánh giá, mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường được phát triển, mở rộng góp phần đáng kể trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường các cấp đã được quan tâm hơn. Các dự án lớn được giám sát chặt, các cơ sở có quy mô xả thải lớn đã hoàn thành việc kết nối hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp về Sở Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi giám sát... Qua đó, đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường sống và sức khỏe của người dân, cộng đồng.

Rất ít vụ việc phản ánh lần 2 do được xử lý kịp thời

Đoàn ĐBQH tỉnh cũng ghi nhận: số lượng đơn thư phản ánh và thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng năm 2024 giảm so với năm 2023, đặc biệt rất ít vụ việc phản ánh lần hai do công tác xử lý rất kịp thời… Đặc biệt, từ năm 2022 - 2024, các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị khắc phục tồn tại, đồng thời giúp các đơn vị được thanh tra, kiểm tra hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An giám sát tại Khu công nghiệp Nam Cấm

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An giám sát tại Khu công nghiệp Nam Cấm

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã thực hiện 36 cuộc thanh tra đối với 68 tổ chức; trong đó 24 cuộc thanh tra chấp hành pháp luật đối 56 tổ chức và 12 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước đối với 12 UBND cấp huyện, xã; kiểm tra 62 cơ sở trên địa bàn (tập trung vào các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm); kiểm tra xác minh phản ánh của cử tri và báo chí về tình trạng ô nhiễm đối với 6 cơ sở... Qua thanh tra, kiểm tra hầu hết các đối tượng được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm; đặc biệt, một số tổ chức có sai phạm đã được xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Sở cũng kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm soát môi trường tại 129 trang trại chăn nuôi; đã hướng dẫn và yêu cầu các trang trại không bảo đảm các điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy định; kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm pháp luật… Ngoài ra, đã kiểm tra vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường, làm cơ sở cho việc xả thải bảo đảm đạt quy chuẩn khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam tổ chức 4 đoàn kiểm tra về BVMT đối với 8 cơ sở; chủ trì giải quyết các kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Đông Nam…

Cùng với các địa phương, đơn vị liên quan, Công an tỉnh cũng đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; chủ động phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Cụ thể, kiểm tra, xử phạt 70 tổ chức (phạt tiền 1,610 tỷ đồng); phát hiện xử lý 640 vụ, 680 đối tượng vi phạm pháp luật BVMT (xử phạt 8,533 tỷ đồng).

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế

Làm việc tại Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đề nghị, Sở sớm tham mưu UBND tỉnh xây dựng lại các quy định thực hiện công tác vệ sinh môi trường; có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế tại các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân đối với việc bảo vệ môi trường.

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị một số đơn vị kiểm soát tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất; vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường…

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.