Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Không tuyển đủ chỉ tiêu nhân lực chất lượng cao

Giai đoạn 2021 - 2024, Sở Nội vụ Cao Bằng tham mưu HĐND và UBND tỉnh thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, thông qua một số văn bản cụ thể thông qua công tác tuyển dụng, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức 1.088 lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 79.773 lượt học viên. Trong đó, lý luận chính trị 1.453 học viên; kiến thức quản lý nhà nước 1.718 học viên; chuyên môn nghiệp vụ 8.321 học viên (chuyên gia 227 lượt người, trên đại học 293 lượt người, đại học, cao đẳng 976 lượt người, trung cấp và sơ cấp 6.825 lượt người); kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý 46.610 lượt người; quốc phòng, an ninh 18.204 lượt người; ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc thiểu số 3.467 lượt người.

h8.jpg
Toàn cảnh buổi giám sát tại Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Mai Phương

Giai đoạn này, ngành đã tuyển dụng, tiếp nhận 1.700 công chức, viên chức (CCVC); trong đó, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc theo Nghị định số 140/2017/NĐCP của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ 2 công chức. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận vào CCVC được thực hiện bảo đảm quy định của pháp luật, kịp thời bổ sung nhân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đến năm 2024, quy mô, số lượng cán bộ CCVC từ cấp xã, cấp huyện trở lên có 19.788 người. Trong đó, có 41/19.788 người trình độ đào tạo tiến sĩ và tương đương; 1.242/19.788 người thạc sĩ và tương đương; 15.287/19.788 người đại học. Đây được coi là nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng quan trọng cấu thành nguồn nhân lực chung của tỉnh…

Nhìn chung quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ CCVC của tỉnh từ 2021 đến nay tương đối ổn định. Nguồn nhân lực chất lượng cao chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý - lực lượng tham mưu hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp xây dựng và phát triển các ngành, lĩnh vực và cũng chính là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, giải pháp. Một phần nguồn nhân lực chất lượng cao hiện đang công tác trong lĩnh vực y tế và giáo dục trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của hai lĩnh vực quan trọng, là nhân tố quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

Tuy nhiên, tại các kỳ tuyển dụng công chức hằng năm đều không tuyển đủ chỉ tiêu nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao; chỉ tiêu tuyển dụng dành cho các DTTS ít người như: mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô tại các cơ quan, đơn vị còn ít và khó tuyển dụng. Các chế độ chính, chính sách đối với đội ngũ cán bộ CCVC thực hiện chung theo quy định của luật, nghị định và thông tư hướng dẫn, chính sách đặc thù do tỉnh ban hành còn khó khăn, mức hỗ trợ còn tương đối thấp...

Nên để địa phương quy định mức điểm ưu tiên

Từ những khó khăn vướng mắc trên, Sở Nội vụ kiến nghị sửa đổi quy định về ưu tiên trong tuyển dụng đối với người DTTS theo nhóm đối tượng người DTTS và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên đối với người DTTS dự tuyển CCVC từ 2 - 5 điểm và do địa phương quy định trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế

h9.jpg
Cán bộ, công chức và viên chức của tỉnh thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Ảnh: Mai Phương

Ghi nhận kiến nghị, đề xuất của Sở Nội vụ tỉnh, tại cuộc làm việc, các đại biểu cũng trao đổi, làm rõ thêm về số lượng, chất lượng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá hiệu quả đối với 2 công chức chất lượng cao được tuyển dụng, bổ sung về các chính sách đối với cán bộ, công chức viên chức cũng như chính sách cho sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao... Cùng với đó, nghiên cứu thêm độ tuổi để bố trí công việc, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí kinh phí cho phù hợp; nguyên nhân của tình trạng dịch chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao khu vực công sang khu vực tư nhân; chính sách hỗ trợ cho nhân lực đào tạo ở nước ngoài…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức đề nghị, Sở Nội vụ tiếp tục bổ sung, cung cấp thêm thông tin số liệu các đại biểu đã yêu cầu gửi Đoàn giám sát tổng hợp; thực hiện Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 về các chính sách thu hút nhân tài làm việc trong cơ quan nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức; chú trọng đối với việc giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh; tiếp tục nghiên cứu và tham mưu, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Nam Cấm đồng bộ; cấp nguồn kinh phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu B, làm căn cứ thực hiện công tác quan trắc môi trường định kỳ theo quy định... là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Khu Công nghiệp Nam Cấm mới đây.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị một số đơn vị kiểm soát tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất; vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường…

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức làm trưởng đoàn đã khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo hiểm môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 20.3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức đề nghị sở khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn đặc thù. Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: N. Thanh
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các đại biểu nhấn mạnh việc hoàn thiện luật cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái phát biểu kết luận.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Chủ động nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới

Đây là một trong những nội dung Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Phạm Hùng Thái - Trưởng đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn nhấn mạnh tại cuộc làm việc với UBND tỉnh vừa diễn ra.