Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Nhiều kết quả nổi bật, toàn diện

Báo cáo với Đoàn giám sát, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ năm 2021 đến nay, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 8 đề án và trình HĐND tỉnh thông qua 11 nghị quyết. Trong đó, nhiều đề án và nghị quyết chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 100% cán bộ quản lý giáo dục các cấp đều đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn là 54,6%; đội ngũ giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên đạt 94,6%, cao hơn toàn quốc 1,6%…

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, đây là yếu tố then chốt đưa giáo dục Quảng Ninh phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Cụ thể, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố của cả nước (cao nhất kể từ trước đến nay, tăng 11 bậc so với năm 2023, tăng 25 bậc so với năm 2020). Tỉnh cũng duy trì vị trí thứ 8 trong top 10 tỉnh, thành phố có số lượng học sinh giỏi cao nhất cả nước tại cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2025…

q1.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Đối với ngành y tế, đại diện sở cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nhân lực và nhân lực chất lượng cao luôn được quan tâm. Qua đó, đáp ứng yêu cầu đặc thù thường xuyên phải cập nhật, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong thực hành chuyên môn về khám, chữa bệnh. Đến nay, tại tuyến tỉnh, số bác sĩ có trình độ sau đại học chiếm 51,1%; tại tuyến huyện, số bác sĩ có trình độ sau đại học chiếm 35,1%. Toàn tỉnh hiện đạt tỷ lệ 17 bác sỹ/vạn dân (gấp 1,5 lần so với bình quân của cả nước).

Tại buổi giám sát, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị và trao đổi, thảo luận trực tiếp các đại biểu đã tập trung làm rõ một số nội dung liên quan đến: kiến nghị giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục… Cùng với đó, là các giải pháp thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ ngành y tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị các sở tiếp tục bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cụ thể khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, tuyển dụng, thu hút, trọng dụng nhân tài vào ngành giáo dục; khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục tham gia vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực…

Sở Y tế tập trung phân tích những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về y tế; vấn đề phát triển nguồn nhân lực của ngành để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, bảo đảm y tế học đường, công tác chăm lo sức khỏe người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, đánh giá, đưa ra các giải pháp đối với vấn đề nhân lực sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy; đào tạo nhân lực trong thời kỳ phát triển khoa học công nghệ...

q2.jpg
Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Đ. Dung

Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, bên cạnh cuộc làm việc với các Sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với một số sở, ngành, địa phương và UBND tỉnh để nắm bắt đầy đủ công tác thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn. Qua đó, tập trung đánh giá thực trạng nguồn nhân lực; kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, đề xuất các kiến nghị, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Nam Cấm đồng bộ; cấp nguồn kinh phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu B, làm căn cứ thực hiện công tác quan trắc môi trường định kỳ theo quy định... là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Khu Công nghiệp Nam Cấm mới đây.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị một số đơn vị kiểm soát tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất; vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường…

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức làm trưởng đoàn đã khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo hiểm môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 20.3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức đề nghị sở khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn đặc thù. Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: N. Thanh
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các đại biểu nhấn mạnh việc hoàn thiện luật cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái phát biểu kết luận.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Chủ động nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới

Đây là một trong những nội dung Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Phạm Hùng Thái - Trưởng đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn nhấn mạnh tại cuộc làm việc với UBND tỉnh vừa diễn ra.