Khi Hội đồng nhân dân “học” Quốc hội

“Học tập” Quốc hội và một số địa phương, HĐND TP. Đà Nẵng vừa quyết định dành ngân sách 1 tỷ đồng mỗi năm cho 50 đại biểu để thuê chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu chính sách. Đây là quyết sách quan trọng và có ý nghĩa lớn trong tiến trình nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HĐND TP. Đà Nẵng.  

Tiền lệ dành ngân sách cho mỗi đại biểu "thuê" chuyên gia hỗ trợ cho công việc của mình khởi đầu từ Quốc hội. Đầu nhiệm kỳ này, khi nói về sự đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động tối đa các nhà khoa học, chuyên gia - để Quốc hội không chỉ là trí tuệ của các đại biểu mà là trí tuệ của toàn dân. Đó là bởi cả 3 trọng tâm công tác của Quốc hội (lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước) đều phải đương đầu với những khó khăn lớn lao khi Việt Nam bước vào giai đoạn mới thách thức hơn: phát triển kinh tế đi vào chiều sâu, quản trị quốc gia phức tạp hơn khi mức độ phát triển ở trình độ cao hơn; những thách thức vượt bẫy thu nhập trung bình, ứng phó với già hóa dân số; biến đổi khí hậu; thế giới bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, với một môi trường toàn cầu ngày càng biến động và cạnh tranh địa chính trị gay gắt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Những bài toán khó đặt ra cho quản trị quốc gia, cho hoạch định chính sách và chiến lược với Quốc hội ngày càng thách thức hơn, do đó thật khó để xử lý thành công những vấn đề như vậy nếu không lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia.

Cũng vậy, kết nối và huy động chất xám, trí tuệ của đội ngũ chuyên gia vào hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương là rất cần thiết, khi các vấn đề của địa phương ngày càng phức tạp và chính sách nào cũng có tác động nhiều chiều, tác động khác nhau với những nhóm đối tượng khác nhau. Trong khi đó, đại biểu khó lòng hiểu sâu, biết hết mọi vấn đề - đặc biệt khi địa phương không chỉ  "xử lý" vấn đề riêng rẽ mà còn phải đặt trong liên kết vùng, trong tương quan toàn quốc và thậm chí cả thế giới. Vì thế, sự hỗ trợ của chuyên gia sẽ cung cấp cho đại biểu thông tin và cả giải pháp để phản ứng nhanh và sắc với những vấn đề cấp bách và nóng bỏng.

Riêng với Đà Nẵng, hiện nay thành phố đang hoạt động theo mô hình chính quyền đô thị. So với trước địa phương này đã giảm hơn 1.200 đại biểu HĐND cả chuyên trách và không chuyên trách các cấp nên khối lượng công việc dồn vào 50 đại biểu HĐND thành phố là rất lớn. Trong áp lực công việc như vậy, dù cố gắng đến đâu, đại biểu cũng không thể tự mình nghiên cứu được mọi vấn đề để có quyết sách đúng cho từng việc. Được ngân sách hỗ trợ chi phí “thuê chuyên gia”, các đại biểu sẽ có thêm động lực để làm việc này. Và nếu đại biểu làm tốt việc huy động trí tuệ, chất xám của đội ngũ chuyên gia vào công việc của mình, thông qua cơ chế hỗ trợ thuê chuyên gia, thì hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HĐND TP. Đà Nẵng chắc chắn sẽ được nâng cao.

Tùy điều kiện của mình, HĐND các địa phương nên dành nguồn lực để hỗ trợ đại biểu tham vấn chuyên gia, nhà khoa học. Các đại biểu cũng nên huy động hiệu quả nguồn lực tri thức này để nâng cao chất lượng hoạt động của cá nhân và tập thể. Một việc nhỏ nữa, đó là các địa phương nên “khoán chi” để đại biểu linh động trong các hình thức tham vấn, huy động chuyên gia và không bị ràng buộc, khó khăn bởi hóa đơn, chứng từ phức tạp.

Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.

Nhà máy Samsung tại khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính sách và cuộc sống

Sẵn sàng đón nhà đầu tư chiến lược

Xây dựng, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (dự thảo Luật) được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn để đón “đại bàng” - những nhà đầu tư chiến lược đến với Việt Nam.

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tăng quyền lợi, giảm phiền hà

Trong danh sách các dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe - nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của mỗi cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc xây dựng thể chế cho những vấn đề mới

Hơn lúc nào hết, để “tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định thì cùng với việc tập trung khắc phục những "điểm nghẽn" về thể chế hiện tại, đồng thời cũng phải tăng tốc hơn nữa trong xây dựng thể chế cho những vấn đề mới, xu hướng mới.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.