Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

Khắc phục bất cập trong phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh

Trước tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp tại khu dân cư trong thời gian qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần quy định cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng hơn tác động và tính khả thi của các quy định về điều kiện phòng cháy, chữa cháy với các loại hình nhà ở, khắc phục bất cập trong phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh và cho lưu trú.

Không nên áp dụng chung điều kiện phòng cháy, chữa cháy với mọi loại hình nhà ở, cơ sở kinh doanh 

Các đại biểu Quốc hội ghi nhận, dự thảo Luật đã kế thừa, bổ sung các quy định để khắc phục những vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy. Trong đó, bổ sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.

thu-phuoc.jpg -2
ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) nhận thấy, dự thảo Luật đã bổ sung điều kiện cơ bản về bảo đảm an toàn phòng cháy đối với các loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp kinh doanh như hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng phải bảo đảm an toàn phòng cháy; chất dễ gây cháy nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt… Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy nhà dân gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, nguyên nhân chính xuất phát từ chính ý thức của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy trong chính ngôi nhà của mình. Trong đó, có nhiều vụ cháy xảy ra trong đêm khi cả gia đình đang ngủ hoặc khi người lớn không ở nhà, nếu được cảnh báo kịp thời thì hậu quả đã có thể không xảy ra. Do đó, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị, cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người dân trong việc bảo đảm điều kiện phòng cháy, chữa cháy tại nhà như việc phải lắp đặt các thiết bị phát hiện khói, cảnh báo cháy, chữa cháy trong nhà...

Khoản 2 Điều 17 dự thảo Luật quy định điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh thực hiện theo quy định về điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở (tại khoản 1 Điều 17) và phải có giải pháp ngăn cháy giữa khu vực để ở với khu vực kinh doanh. Góp ý vào nội dung này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, khi đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn phóng cháy đối với nhà ở, cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật riêng đối với nhà ở từng khu vực: thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa… nhằm bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn tính khả thi của giải pháp ngăn cháy giữa khu vực ở và khu vực kinh doanh; đặc biệt, cần điều tra, khảo sát, đánh giá tác động cụ thể, kỹ lưỡng, nhất là đối với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh để quy định chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi.

Khắc phục bất cập trong phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh -0
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu

Cùng quan điểm, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc quy định chung một quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, áp dụng chung cho nhà ở, nhà ở kết hợp kinh doanh hay các cơ sở sản xuất, kinh doanh là chưa hợp lý và đề nghị cân nhắc chọn giải pháp phù hợp. Trong tình hình hiện nay, việc xảy ra cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn. Những nơi xảy ra cháy thường là những khu dân cư xuống cấp; nơi kinh doanh dịch vụ karaoke; nhà trọ mini; cơ sở sản xuất, kinh doanh chất dễ cháy; nhà trong hẻm, ngõ, ngách; nơi chứa chất dễ cháy… Đây cũng là những nơi chữa cháy rất khó khăn. Từ thực tế này, đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị, cần quy định khắt khe hơn về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh dễ xảy ra cháy, nổ; đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh ít có nguy cơ xảy ra cháy, dễ thực hiện công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn thì quy định phòng cháy an toàn, hợp lý; đối với các cơ sở khác thì nên quy định có dụng cụ chữa cháy... Quy định như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tránh phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đã góp phần không nhỏ vào việc định hình hệ thống quy định kỹ thuật nền tảng về an toàn cháy cho nhà và công trình, giảm rủi ro và thương vong cho con người. ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) khẳng định, không thể phủ nhận lợi ích của hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy, song cũng có những bất cập. Theo thống kê, các bộ, ngành đã xây dựng tổng cộng trên 230 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có hiệu lực, trong đó có trên 100 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia chuyên về phòng cháy, chữa cháy và 130 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy. Có những quy chuẩn kỹ thuật vừa được ban hành đã được thay thế bằng tiêu chuẩn mới, cụ thể là 3 năm, 3 quy chuẩn. “Chỉ riêng việc đọc và hiểu các thay đổi trong những quy định trên cũng đã rất vất vả, chưa nói đến việc triển khai thực hiện. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn thiếu thực tế và không có tính khả thi khi thực hiện”. Nêu vấn đề này, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành rà soát, sửa đổi lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy để bảo đảm tính thống nhất khi thực hiện, tránh phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Khắc phục bất cập trong phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh -0
ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) phát biểu

Thực tế cho thấy, một trong những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua là công tác quản lý trên nhiều lĩnh vực của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả, để xảy ra tình trạng xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ với nhiều tầng, nhiều căn hộ không tuân thủ quy định pháp luật. Ví dụ như xây dựng nhà không theo quy hoạch, không phép, sai phép, không bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, nhất là tự ý nâng tầng, bố trí nhà ở thành nhiều căn hộ, phòng nhằm mục đích kinh doanh… dẫn đến nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố mất an toàn cho các công trình nhà ở. Nêu thực tế này, đại biểu Trần Thị Thu Phước cho rằng, việc khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên để bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình khai thác, sử dụng không đơn giản. “Có trường hợp phải đập đi xây lại mới đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy; một số tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về phòng cháy, chữa cháy quá cao chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam”, đại biểu nói.

Trước tình hình trên, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để giải quyết các công trình hiện hữu chưa bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy; giao bộ, ngành tham mưu Chính phủ có giải pháp bổ sung, giải pháp thay thế các quy định hiện hành để tháo gỡ vướng mắc cho từng nhóm công trình theo hướng tiết kiệm nhất cho chủ công trình nhưng vẫn bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cũng như an toàn về phòng cháy cho người và tài sản. Ghi nhận điểm tích cực này, song đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị, sau khi Luật được thông qua, Chính phủ cần kịp thời ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện nhanh chóng; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ của chính sách trên. “Vì thêm mỗi phút trôi qua mà các bộ, ngành, địa phương chưa ban hành hướng dẫn để gỡ vướng mắc trên thực tiễn là thêm mỗi phút các cơ sở đang gặp vướng mắc đối mặt với các nguy cơ thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản do cháy gây ra”.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.