Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Rõ quy trình giải quyết, rõ thẩm quyền, rõ kết quả kiểm tra

Thay mặt UBND thành phố báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, 9 tháng năm 2024, thành phố đã nghiêm túc bám sát và quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành chương trình hành động xác định tập trung vào 5 trọng tâm chỉ đạo, 24 chỉ tiêu và 94 nhiệm vụ chi tiết, yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương gắn trách nhiệm cá nhân với tiến độ hoàn thành, quán triệt theo tinh thần “3 rõ” (rõ quy trình giải quyết, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc; rõ thẩm quyền, trách nhiệm; rõ kết quả kiểm tra, đôn đốc, xử lý người đứng đầu trong thực thi công vụ).

img-6336-8412.jpeg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải báo cáo tại hội nghị

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tính chung 9 tháng, kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục phát triển. GRDP tăng 6,12% (cùng kỳ tăng 5,99%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 376.430 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Các ngành kinh tế thành phố đều tăng trưởng khá, tiêu biểu là dịch vụ, du lịch; trong đó tổng số khách quốc tế đến Hà Nội đạt hơn 4,5 triệu lượt, tăng hơn 40%, doanh thu du lịch đạt hơn 81.000 tỷ đồng.

Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ chính trị, cùng các chủ trương lớn, quan trọng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, để triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đã thành lập tổ công tác, tiến hành rà soát xác định nhiệm vụ, chỉ đạo và cho ý kiến về nội dung, quy trình xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của thành phố trong năm 2024 (gồm 33 văn bản quy phạm, 6 văn bản cá biệt); đồng thời đã trao đổi, phối hợp với các bộ, ngành trung ương được giao nhiệm vụ xây dựng 6 nghị định của Chính phủ quy định chi tiết những nội dung được giao trong Luật Thủ đô bảo đảm tiến độ theo kế hoạch. Thành phố đã khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập quận và các phường của huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quý IV.2024 hoặc đầu quý I.2025...

Tại hội nghị, đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố cũng đã báo cáo kết quả công tác với các ĐBQH thành phố Hà Nội; các đại biểu cũng đã tiếp thu báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri thành phố Hà Nội gửi tới Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV.

Thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô đạt hiệu quả cao nhất

Trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề quan tâm, các ĐBQH đánh giá cao vai trò, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, quản lý, điều hành của HĐND, UBND thành phố, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức đoàn thể thành phố thời gian qua, nhất là đã kịp thời ứng phó với cơn bão số 3, bảo đảm an toàn cho nhân dân, giảm thiểu thiệt hại; hoàn thành xuất sắc đợt diễn tập Khu vực phòng thủ Hà Nội được Bộ Quốc phòng đánh giá cao; tổ chức thành công chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô tạo tiếng vang, khơi dậy niềm tin, lòng tự hào, tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân... Bên cạnh đó, các ĐBQH cũng nêu một số vấn đề đề nghị thành phố tập trung chỉ đạo như phát huy mạnh tiềm năng công nghiệp văn hóa, “Thành phố sáng tạo”, chuyển đổi số, triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi)...

img-6339-8350.jpeg
Quang cảnh hội nghị

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các ĐBQH trong Đoàn tiếp tục quan tâm, theo dõi, nắm chắc các hoạt động, các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố qua các buổi làm việc, qua công tác giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và nghiên cứu các báo cáo của thành phố chuyển tới ĐBQH để có thêm thông tin thực tiễn của địa phương trong hoạt động nghị trường của Quốc hội; nhất là tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát đồng hành cùng thành phố triển khai các nhiệm vụ sắp tới.

Bí thư Thành uỷ Bùi Thị Minh Hoài đề nghị Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và các sở, ban, ngành tiếp thu đầy đủ ý kiến của các ĐBQH và những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các ĐBQH thành phố hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn.

"UBND thành phố, các cấp, các ngành thành phố tập trung chỉ đạo khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế đã được nêu trong các ý kiến, kiến nghị của các Đoàn giám sát để tạo sự chuyển biến rõ nét hơn trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô đạt hiệu quả cao nhất", Bí thư Thành uỷ nhấn mạnh.

img-6337-4916.jpeg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu kết luận

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy cũng đề nghị UBND thành phố tập trung giải quyết 26 vấn đề tổng hợp từ các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp của các ĐBQH; tiếp thu, giải quyết các ý kiến các ĐBQH nêu tại hội nghị. "Trước mắt, HĐND, UBND thành phố tập trung hoàn thành sớm các văn bản triển khai đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống bảo đảm tận dụng tốt nhất các cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển; tháo gỡ vướng mắc, tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm...", Bí thư Thành uỷ lưu ý.

Bí thư Thành uỷ Bùi Thị Minh Hoài tin tưởng với tinh thần trách nhiệm cao với cử tri và Nhân dân, các ĐBQH Đoàn Hà Nội tiếp tục phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân đến nghị trường, góp phần thiết thực vào thành công của kỳ họp và sự đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.