Cà Mau: Đoàn ĐBQH họp trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Để chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 15.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị trao đổi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và các vấn đề khó khăn, bức xúc của địa phương.

Hội nghị do Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Hận chủ trì. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải cùng dự.

Hội nghị đã tiếp thu khoảng 10 ý kiến, kiến nghị của đại biểu, xoay quanh một số khó khăn về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, liên quan đến các vấn đề như: đầu tư nâng cấp đê biển Tây; việc giải ngân các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới còn chậm; giảm chi phí xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh trong khám chữa bệnh; vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa... Liên quan đến lĩnh vực thông tin truyền thông, cử tri đề nghị Bộ Công an và Thông tin - Truyền thông cần có giải pháp trong việc quản lý, xử lý các tin nhắn rác; cần có giải pháp ngăn chặn và xử lý mạnh đối tượng liên quan đến lừa đảo qua không gian mạng.

d2-7899.jpg
Phó trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Hận

Các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh cho phép người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu được khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến ý tế và được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định, kiến nghị bổ sung đối tượng được hỗ trợ BHYT đối với những người sống ở an toàn khu, vùng căn cứ cách mạng. Kiến nghị Bộ Công thương có hướng dẫn xây dựng chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn các địa phương có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới…

doan-dbqh-4758.jpg
Quang cảnh hội nghị

Trước đó, ngày 11.10. Đoàn ĐBQH đã có buổi tiếp xúc với cử tri là công nhân trên địa bản tỉnh. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri có ý kiến về Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đoàn viên, người lao động mong muốn được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm với mức lãi suất ưu đãi. Chính sách tín dụng tạo việc làm phải đến được với người lao động thực sự có nhu cầu, hỗ trợ đúng người, đúng việc. Cần có quy định nhằm thúc đẩy tất cả mọi người lao động, người sử dụng lao động tham gia đăng ký, cập nhật thông tin, để có cơ sở dữ liệu đầy đủ về lao động, việc làm. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về người lao động, việc làm.

doan-dbqh-2-3496.jpg
Các đại biểu đóng góp tại hội nghị

Về bảo hiểm thất nghiệp, cử tri cho rằng, đoàn viên, người lao động mong muốn được Nhà nước hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp để người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định, đảm bảo cuộc sống, phát triển việc làm mới.

Cử tri đề nghị quy định cứng về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động, tránh trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng quy định, đóng mức thấp hơn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Đồng thời, quy định rõ các trường hợp đặc biệt để Chính phủ điều chỉnh mức đóng này. Đối với trường hợp người lao động bị sa thải không tìm việc làm mới do người sử dụng lao động mới coi “sa thải” như một lý lịch không tốt để từ chối nhận người lao động vào làm việc, cần nghiên cứu, xây dựng quy định mang tính nguyên tắc để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng này.

Cử tri cũng đề nghị Quốc hội xem xét, tháo gỡ về chính sách tuyển dụng cán bộ công đoàn, xem xét quy định cơ chế quản lý biên chế phù hợp trong Luật Công đoàn (sửa đổi), nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn, sớm phát hiện các bất cập, tranh chấp, không để xảy ra đình công, ngừng việc; xem xét, cho phép người lao động trong khu vực phi chính thức có quyền thành lập và gia nhập công đoàn, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của họ.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung quy định về giám sát tiếp công dân

Theo đánh giá của ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội, hoạt động giám sát tiếp công dân vẫn chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện trách nhiệm tiếp công dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Theo các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều đồng tình với sự cần thiết phải có các quy định theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025
EMagazine

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025

Chiều tối 28.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý và Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung chủ trì Hội nghị.

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.