Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

z5928737511355-d399e7670b0ce7da5fbe3dc0ac8e1b6d-758.jpg
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

“Thông lệ”, một nhiệm kỳ Quốc hội có 11 kỳ họp thì Kỳ họp thứ Nhất và Kỳ họp thứ Mười một không hoạt động chất vấn. Và theo Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành (gọi tắt là Luật Hoạt động giám sát) thì có hai loại hình hoạt động chất vấn gồm: chất vấn theo nhóm vấn đề tại 7 kỳ họp và chất vấn tổng thể (giữa nhiệm kỳ, tại kỳ họp thứ 6 và cuối nhiệm kỳ, tại kỳ họp thứ 10). Để tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động chất vấn của Quốc hội thì rất cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát.

Sửa đổi việc lựa chọn vấn đề và nhóm vấn đề chất vấn

Trước hết cần lưu ý rằng, các bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay được tổ chức theo mô hình bộ đa ngành, gồm rất nhiều lĩnh vực trong một bộ. Và một trong những phương châm hoạt động chất vấn là đi tới tận cùng của mỗi vấn đề. Nếu xác định nhóm vấn đề có nội hàm quá rộng, gồm nhiều vấn đề lớn thì chất vấn sẽ rời rạc, trả lời sẽ tản mạn, trong thời lượng hạn hẹp rất khó có thể mỗi vấn đề đều đi đến tận cùng.

Để lựa chọn tốt nhóm vấn đề chất vấn, ở khoản 2 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát khi sửa đổi nên quy định một số nguyên tắcđể Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội lựa chọn:

Nguyên tắc 1 là: số lượng nhóm vấn đề chất vấn phải phù hợp với thời lượng dành cho một chức danh bị chất vấn (thực tế các nhiệm kỳ gần đây cho thấy, thời lượng dành cho một chức danh, thấp nhất là 2 giờ 30 phút, cao nhất là 3 giờ 40 phút); trung bình là 3 giờ. Nội dung nhóm vấn đề chất vấn phải được xử lý gọn trong khung giờ này.

Nguyên tắc 2 là: các vấn đề được lựa chọn chất vấn đối với mỗi chức danh trả lời chất vấn chỉ trong một hoặc hai lĩnh vực (ví dụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn thì không nên cùng một lần chất vấn tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới...).

Nguyên tắc 3 là: lựa chọn những vấn đề bức xúc nhất hiện tại, hoặc tồn đọng lâu ngày không được giải quyết, những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm.

Đối với hoạt động chất vấn tổng thể, có thực trạng là, thường sau nửa nhiệm kỳ chất vấn theo nhóm vấn đề thì gần như toàn bộ các vấn đề kinh tế - xã hội đều đã được đưa lên nghị trường, nên khi tái chất vấn tổng thể thì sẽ có phần tản mạn do nội dung các chất vấn khác biệt nhau xa. Ở Khóa XIV, lần chất vấn tổng thể cuối cùng, loạt đại biểu chất vấn thứ 13 có 7 đại biểu hỏi thì 7 nội dung hoàn toàn khác nhau, đó là: cây trái có múi ở miền trung; thẻ vàng khai thác hải sản IUU; phòng, chống Covid-19; người chịu trách nhiệm về thủy điện Đắk Mil; chi ngân sách cho khoa học nông nghiệp; điện lưới địa phương; và nguồn lực cho chính sách dân tộc.

“Chất” nào thì “Vấn” đó, nội dung khác nhau thì người trả lời khó có thể diễn giải thấu tình, đạt lý trong điều kiện 3 phút cho một chất vấn. Do đó, để nâng cao chất lượng Vấn và Đáp trong chất vấn tổng thể thì cần hệ thống hóa, phân loại các vấn đề trong các nghị quyết và trong các chuyên đề đã giám sát theo lĩnh vực và lựa chọn một số vấn đề theo các tiêu chí: là những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước, chi phối mạnh đến sản xuất và đời sống xã hội mà người bị chất vấn đang phải đảm trách; là những vấn đề bức xúc nhưng dư luận cho rằng ít có chuyển biến tích cực; là những vấn đề liên bộ, liên ngành thường bị “bỏ trống trận địa”. Các tiêu chí này cần được bổ sung vào khoản 8 Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát.

Cần bổ sung quy định trách nhiệm của đại biểu chất vấn

Luật Hoạt động giám sát hiện hành mới chỉ quy định trình tự chất vấn và trả lời chất vấn, mà chưa quy định nội dung và trách nhiệm của đại biểu có quyền chất vấn.

Đối với đại biểu chất vấn, tại điểm a, Khoản 3 Điều 15 đã quy định “Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể”. Luật quy định rất cô đọng, nhưng từ thực tiễn hoạt động chất vấn nhiều khóa cho thấy, cần được nghiên cứu bổ sung trách nhiệm của đại biểu tham gia hoạt động chất vấn.

Thực tế có trường hợp chưa có sự chuẩn bị thấu đáo đã chất vấn, nội dung chất vấn khác xa với sự thật được trả lời, gây bức xúc dư luận xã hội (khi tường thuật trực tiếp). Lại có trường hợp thiếu thông tin cần thiết về một lĩnh vực nên đại biểu sử dụng chất vấn để lấy thông tin bằng cách chất vấn ra ngoài nhóm vấn đề chất vấn để Chủ tọa điều hành yêu cầu người bị chất vấn trả lời bằng văn bản. Lại có trường hợp, nội dung chất vấn không thuộc phạm vi lãnh đạo, điều hành của người bị chất vấn...

Các trường hợp trên đều không đúng với nội hàm chất vấn mà Luật Hoạt động giám sát đã quy định tại khoản 7 Điều 2, đó là, “Chất vấn là việc đại biểu nêu vấn đề thuộc trách nhiệm (của những người trả lời chất vấn) và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu”. Bởi vậy, Luật sửa đổi, bổ sung lần này cũng cần quy định những yêu cầu đối với nội dung câu chất vấn và quy định rõ trách nhiệm của đại biểu đối với câu chất vấn. Yêu cầu đó là: Đại biểu phải nắm vững phạm vi quản lý, điều hành, trách nhiệm quản lý nhà nước của người bị chất vấn để gửi câu chất vấn. Nội dung chất vấn phải đúng thực trạng và đúng trách nhiệm của người bị chất vấn. Cấu trúc câu hỏi phải bảo đảm người bị chất vấn phải trả lời đúng ý đại biểu hỏi (không có cơ hội nói việc khác để lảng tránh nội dung hỏi) và phải gắn chặt với trách nhiệm của người bị chất vấn.

Cần luật hóa quyền tranh luận của đại biểu trong chất vấn

Điều 15 và 26 Luật Hoạt động giám sát hiện hành đã quy định, đại biểu được phép mang vật chứng tới phiên chất vấn. Về quy định này, ở Quốc hội thì chưa có, nhưng ở Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thì đã có một số trường hợp. Đề nghị sửa quy định này là chỉ mang phim ảnh, video clip, còn vật chứng thì phải có điều kiện không có khả năng phát tán dịch bệnh nguy hiểm, làm ô nhiễm nơi cơ quan dân cử làm việc.

Quyền tranh luận là vấn đề mới xuất hiện, là “đặc sản” của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và XV. Tác dụng tích cực của tranh luận đã được thừa nhận. Riêng trong hoạt động chất vấn chỉ được tranh luận giữa đại biểu có chất vấn với chức danh bị chất vấn (khác với trong thảo luận kinh tế - xã hội, thảo luận xây dựng luật và thảo luận các dự án, đề án khác... là giữa các đại biểu có thể tranh luận với nhau). Vì vậy cũng nên “luật hóa” quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội trong thảo luận, trong đó có quyền tranh luận trong hoạt động chất vấn.

Một trong những đặc điểm của chất vấn tổng thể là hầu như tất cả các chức danh đứng đầu trong bộ máy nhà nước đều phải trả lời chất vấn, bởi vậy kết quả của chất vấn sẽ phục vụ đắc lực cho hoạt động giám sát bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy cần quy định chất vấn tổng thể phải được tiến hành trước lấy phiếu tín nhiệm để phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn.

Chúng ta hy vọng, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động chất vấn trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả cao hơn nữa, thiết thực hơn nữa, góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đất nước.

Diễn đàn Quốc hội

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.