Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư các dự án công trình đường cao tốc

Kết nối giao thông đa phương thức, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét chấp thuận đầu tư Dự án đầu đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại kỳ họp lần này là rất kịp thời và cần thiết. Đây sẽ là tuyến đường huyết mạch trong kết nối giao thông đa phương thức với các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp và hệ thống cảng biển.

Thảo luận tại Hội trường sáng 10.6 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (giai đoạn 1), ĐBQH Nguyễn Thị Yến cho rằng, việc đầu tư dự án phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành, đảm bảo cơ sở chính trị và thực tiễn trước yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Kết nối giao thông đa phương thức, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -0
ĐBQH Nguyễn Thị Yến phát biểu tại Hội trường

Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đại biểu Nguyễn Thị Yến cho biết, tuyến Quốc lộ 51 từ TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dài khoảng 80 km, là tuyến đường bộ gần như độc đạo nối các tỉnh miền Tây và miền Nam với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những năm qua, mặc dù Quốc lộ 51 đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hiện nay. Tuyến đường này đã quá tải nghiêm trọng, thường xuyên ùn tắc, dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai nói riêng và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Tại Quyết định số 1454 ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo đó: Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dài khoảng 80km nhưng chỉ đầu tư xây dựng từ đoạn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (dài 53,7km - đoạn tuyến đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km và địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5 km); còn lại gồm: đoạn tuyến nối từ cao tốc tại nút giao Phú Mỹ đến cảng Cái Mép - Thị Vải và đoạn cuối tuyến cao tốc từ TP. Bà Rịa đến TP. Vũng Tàu với tổng chiều dài 24,4 km được tách ra khỏi Dự án cao tốc, giao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động nguồn vốn, đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Kết nối giao thông đa phương thức, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -0
Uỷ ban Kinh tế khảo sát tại nút giao nhau giữa đường liên kết cảng và tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, để phát huy tối đa hiệu quả khai thác tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến đưa vào sử dụng năm 2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối vùng với tuyến cao tốc như: cầu Phước An, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, đường Phước Hòa - Cái Mép, các tuyến đường ven biển, tuyến giao cắt Quốc lộ 56 với cao tốc. Hiện nay, tỉnh đang triển khai đầu tư đồng bộ các tuyến kết nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh.

Về sự cấp thiết của dự án, đại biểu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh, dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế đất nước, giải quyết những vấn đề lớn của thực tiễn. Dự án sẽ giải quyết tình trạng quá tải, mãn tải của lưu lượng xe và ùn ứ cục bộ tại các điểm giao thông kết nối, giảm thiểu tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 51; rút ngắn thời gian đi lại từ TP. Biên Hòa đến TP. Vũng Tàu từ 2 giờ xuống còn 1 giờ, giờ cao điểm phải đi từ 3-4 tiếng đồng hồ.

Đặc biệt, dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ trở thành tuyến đường huyết mạch trong kết nối giao thông đa phương thức kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống cảng biển, cụ thể: Kết nối và khai thác đồng bộ với Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (vì có 12,6 km đi trùng tuyến này);  Kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2025; Kết nối và phát huy tối đa tiềm năng của Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải , là cảng biển nước sâu đặc biệt của cả nước, là một trong 20 cảng biển lớn nhất thế giới, có độ nước sâu âm 14,5m, đón được tàu siêu trọng 214.121 tấn.

Kết nối giao thông đa phương thức, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -0
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu 

Đại biểu đánh giá dự án sẽ tạo động lực liên kết, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung,  phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết 36 của Đảng. Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu cũng sẽ góp phần tăng thu thuế xuất, nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách Trung ương; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nguồn lực và không gian phát triển mới, khơi dậy các tiềm năng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước và hệ thống phòng thủ khu vực Phía Nam.

Về phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến dự án đường cao tốc, đại biểu Nguyễn Thị Yến cho biết, 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp kiểm đếm sơ bộ để chuẩn bị phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Cả 2 địa phương đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh cam kết bố trí 50% vốn ngân sách địa phương (năm 2022) chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng 3.270 tỷ đồng (tỉnh Đồng Nai 2.600 tỷ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 670 tỷ đồng), đồng thời đã dự kiến quỹ đất để bố trí tái định cư. 2 tỉnh sẽ quyết tâm chỉ đạo, điều hành đảm bảo thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án, hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong khu vực bị tác động.

Kết nối giao thông đa phương thức, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -0
Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được đánh giá là top đầu các cảng biển hiệu quả nhất thế giới 

Thông tin đến các đại biểu Quốc hội về tình hình hoạt động của Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến cho biết, năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng riêng cảng vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, thu thuế xuất nhập khẩu của tỉnh khoảng 22 nghìn tỷ, góp phần xuất siêu trong 4 tỷ USD của cả nước. Lượng hàng qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, đạt 113,65 triệu tấn. Ngày 25.5.2022, Ngân hàng Thế giới và Hãng tin Tài chính S&P đã công bố chỉ số hoạt động cảng Container, Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được xếp thứ 11/370 cảng container cửa ngõ xuất nhập khẩu và trung chuyển toàn cầu - là top đầu tiên các cảng hiệu quả nhất thế giới. Về vận chuyển hành khách, hàng năm, Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đón khoảng 110 lượt chuyến tàu khách quốc tế nhập, xuất, quá cảnh với 270 ngàn lượt hành khách của 126 quốc tịch từ các nước Châu Á- Châu Âu. Tàu lớn nhất là 5.500 khách và nhỏ nhất là 2.000 khách.

Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…