Kéo dài niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 01/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP.

Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2022/NĐ-CP về lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt.

Cụ thể, theo Nghị định số 01/2022/NĐ-CP, lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt thực hiện như sau:

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31.12.2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31.12.2023.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 1.1.2019 đến ngày 31.12.2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31.12.2024.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 1.1.2020 đến ngày 31.12.2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31.12.2025.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1.1.2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.

Lộ trình trên được Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau: Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31.12.2030.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt nhằm hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong điều kiện khó khăn không có nguồn vốn đầu tư, tận dụng các phương tiện giao thông đường sắt sắp hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác an toàn, cần có giải pháp tháo gỡ theo hướng kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.

Về thời gian kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo kế hoạch xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), tháng 10.2025 trình dự thảo để Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2027.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang hoàn thiện Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Đường sắt 2017, trong đó có định hướng sửa đổi quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Vì vậy, thời gian đề xuất kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đến 2030 khi Luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành được 3 năm để doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có thời gian thích ứng với quy định mới.

Bên cạnh đó, Nghị định 91/2023/NĐ-CP cũng phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang từ Bộ Giao thông vận tải về Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện.

Kéo dài niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt -0
Ảnh minh họa/ITN

Cụ thể, đối với đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống (Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP), thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang được quy định như sau:

Cục Đường sắt Việt Nam đối với đường ngang xây dựng trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ. (Theo quy định cũ, thẩm quyền này là do Bộ Giao thông vận tải thực hiện).

Nghị định 91/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm b, đ khoản 3 Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP về hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trong trường hợp đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống.

Theo đó, chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trên môi trường điện tử đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp gửi trên môi trường điện tử, hồ sơ đề nghị gồm bản sao điện tử của các tài liệu quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang phải có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Giao thông

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Giao thông

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Quốc lộ 55 có 1,6km từ Quốc lộ 1A vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mặt đường chỉ rộng 6m, chưa đáp ứng lưu lượng các phương tiện lưu thông ngày một tăng cao. UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổng hợp kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV thuộc thẩm quyền của tỉnh Bình Thuận về việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ này.

Vietnam Airlines trao quà cho hành khách thứ 9 triệu đến Khánh Hòa
Giao thông

Vietnam Airlines trao quà cho hành khách thứ 9 triệu đến Khánh Hòa

Ngày 1.10, Vietnam Airlines cùng với Sở Du lịch Khánh Hòa và Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh long trọng tổ chức lễ đón hành khách thứ 9 triệu trên chuyến bay VN441 từ Incheon đến Cam Ranh được khai thác bằng máy bay Airbus A321. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho cả Vietnam Airlines và ngành du lịch Khánh Hòa.

VEC khắc phục xong hư hỏng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Giao thông

VEC khắc phục xong hư hỏng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Ngày 2.10, Chánh Văn phòng Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết, sau 10 ngày trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường để khắc phục việc hư hỏng (từ 20.9 đến 30.9), VEC đã sửa chữa xong 4 điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hoàn trả mặt đường êm thuận.

Toàn cảnh buổi họp báo
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều 1.10, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức buổi gặp mặt để trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi họp.

14 vị trí cấm dừng, đỗ xe
Xã hội

14 vị trí cấm dừng, đỗ xe

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27.6.2024. Theo đó, Luật quy định cụ thể các trường hợp không được dừng, đỗ xe.

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán
Xã hội

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán

Đầu tư xây dựng thủy điện gây hư hỏng đường, làm ngập cầu treo dân sinh, bị người dân phản đối, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tài trợ kinh phí 3 tỷ đồng cho huyện để xây cầu mới. Tuy nhiên doanh nghiệp này sau đó chỉ chuyển 1 tỷ đồng rồi dừng lại, sự việc khiến chủ đầu tư là Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện liên tục bị nhà thầu “đòi nợ”. Sự việc “tréo ngoe” xảy ra ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông
Giao thông

Bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

Ngày 25.9, Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng và Quỹ phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) tổ chức Hội thảo Tăng cường phổ biến, chuẩn bị thực hiện quy định về thiết bị an toàn bảo vệ trẻ em trên ô tô.

Phát động cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024"
Giao thông

Phát động cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024"

Sáng 25.9, tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới) tổ chức cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024.