Bộ Giao thông Vận tải thông tin về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều 1.10, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức buổi gặp mặt để trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi họp.

Trao đổi tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết việc sớm đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là rất cần thiết. Bởi, việc đầu tư dự án này sẽ hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch. Đồng thời, góp phần tăng cường kết nối vùng, miền, cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, còn bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm chi phí logistic.

3w2a3055-760.jpg
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi họp

"Việc xây dựng dự án sẽ tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ. Mặt khác, góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…", ông Huy nhấn mạnh.

Thông tin chi tiết về dự án, Bộ GTVT đề xuất đầu tư dự án, với chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD. Suất đầu tư khoảng 43,7 triệu USD/km là mức trung bình so với một số nước khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Để lựa chọn phương án đầu tư, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, cẩn trọng. Trong đó, kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray.

ee0bf5e8cf44691a3055-3735.jpg
Toàn cảnh buổi họp

Đối với công năng vận tải của hệ thống đường sắt, Bộ đề xuất, đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Kết luận 57-KL/TW của Bộ Chính trị, có thể vận thể hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

Đề cập đến việc lựa chọn tốc độ thiết kế, Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế là 350km/h để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế nước ta và xu hướng trên thế giới. Bên cạnh đó, dự án được xây dựng với tải trọng trục 22,5 tấn/trục.

3w2a3071-2479.jpg
Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng thông tin thêm về dự án

Đối với việc phân kỳ đầu tư, quá trình lập dự án đã nghiên cứu 2 phương án đầu tư, gồm: phương án đầu tư toàn tuyến, cơ bản hoàn thành vào năm 2035 và phương án đầu tư phân kỳ hai giai đoạn, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2040. Qua đánh giá số liệu sơ bộ, Bộ GTVT kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến.

Thông tin về tiến độ dự kiến, đại diện Bộ GTVT cho biết: Căn cứ khả năng huy nguồn lực và các giải pháp, chính sách đặc thù kèm theo, kiến nghị đầu tư toàn tuyến với tiến độ dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trong năm 2025-2026; triển khai GPMB, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2027, phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn tuyến vào năm 2035…

ds1-1701694493659307658713-1524.jpg
Đường sắt tốc độ cao. Ảnh minh họa

Cũng tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT đã làm rõ, cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến ý kiến, câu hỏi của các cơ quan thông tấn, báo chí về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…