Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Niềm vui và kỳ vọng

Ngay từ sáng sớm, tại địa phận xóm Xèo, (xã Cao Sơn, Đà Bắc) - nơi tổ chức lễ khởi công dự án giao thông lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Hòa Bình, rất nhiều người dân đã háo hức kéo đến để chứng kiến lễ khởi công công trình quan trọng này. Lặn lội hơn 10km cùng cháu gái đến tham dự sự kiện khởi công cao tốc đặc biệt này, bà Quách Thị Hậu ở tiểu khu Tày Măng (thị trấn Đà Bắc) vui mừng cho biết: “Suốt 80 năm sinh ra và lớn lên ở vùng cao Đà Bắc, thế hệ tôi đã quen thuộc với những con đường đất xuyên rừng, xuyên núi và chưa bao giờ biết đến thế nào là đường cao tốc. Nay, nghe nói có một cao tốc được khởi công xây dựng trên quê hương mình, tôi phấn khởi lắm, không thể không tham gia".

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trên địa bàn huyện Đà Bắc. Ảnh: Thùy An
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trên địa bàn huyện Đà Bắc. Ảnh: Thùy An

Để góp phần giúp ngày khởi công dự án 29.9 vừa qua diễn ra tốt đẹp, trở thành ngày hội lớn với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp Nhân dân, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã gấp rút chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng và các điều kiện để khởi công dự án. Thể hiện quyết tâm này, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Khóa XVII diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, HĐND tỉnh đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình). Đây là điều kiện để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.

Cùng với đó, để tạo đồng thuận cao trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, liên tục nhiều ngày, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng và công tác hỗ trợ bồi thường tái định cư huyện Đà Bắc đã trực tiếp xuống hiện trường gặp gỡ, trao đổi, vận động người dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng hộ dân. Nhờ đó, người dân đã hoàn toàn đồng tình và ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Văn Đồng (xóm Xèo, xã Cao Sơn) đã đồng thuận bàn giao trên 1.400m2 đất sản xuất nông nghiệp để góp phần thực hiện dự án.

Nhiều người dân Đà Bắc kỳ vọng, con đường mới này sẽ mở ra tương lai tươi sáng cho đồng bào vùng cao và trở thành biểu tượng của ý chí, khát vọng vươn lên, xóa đói giảm nghèo trên cả nước.

“Nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt”

Phát lệnh khởi công dự án trọng điểm có ý nghĩa chiến lược và là tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ góp phần thu hút đầu tư vào các địa phương mà tuyến đường đi qua với điểm nhấn là công trình cầu Hòa Sơn được thiết kế, xây dựng vượt hồ Hòa Bình. Vị trí này nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình - khu du lịch trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng thời cũng là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - du lịch của tỉnh Hòa Bình...

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có tổng chiều dài khoảng 34km; tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng, là công trình trọng điểm của ngành giao thông vận tải, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2028. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và cũng là dự án giao thông lớn nhất từ trước đến nay mà tỉnh được phối hợp thực hiện.

Tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có ý nghĩa hết sức quan trọng, phá thế độc đạo của quốc lộ 6 kết nối từ Thủ đô Hà Nội qua tỉnh Hòa Bình lên tỉnh Sơn La và các tỉnh khu vực Tây Bắc; giúp giảm tải, tháo gỡ "điểm nghẽn", cải thiện năng lực hạ tầng giao thông kết nối vùng, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Từ đó, hứa hẹn góp phần đắc lực mở rộng không gian phát triển cho các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh

Ngay sau lễ khởi công, nhà thầu sẽ thi công đoạn Km19+000 - Km40+750 với “nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ khởi công. Để dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sớm hoàn thành mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu tiếp tục tập trung quyết liệt thực hiện các khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng, nhất là việc thực hiện chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân phải thực sự phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật. Chủ đầu tư bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật. Các nhà thầu thi công phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, rà soát, bám sát, có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình theo từng tuần, từng tháng.

Tỉnh Hòa Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện về nguồn vốn đầu tư giai đoạn hoàn thiện (nâng cấp lên 4 làn xe) cho dự án này. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị sớm cho phép điều chỉnh đoạn tuyến từ Km0 - Km19 tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) bằng nguồn vốn đầu tư công và đầu tư xây dựng cao tốc hoàn thiện 4 làn xe.

Địa phương

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

“Triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”
Địa phương

“Triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”

Hưởng ứng phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, với thông điệp “triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo” cho 3.194 hộ đang có nhu cầu cấp bách về nhà ở. Đây là nhiệm vụ chính trị, việc làm có giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định tính ưu việt, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đến các hộ nghèo.

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Phước Tài liên tiếp trúng các gói thầu sử dụng "vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách" tại huyện Cần Giờ
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Phước Tài liên tiếp trúng các gói thầu sử dụng "vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách" tại huyện Cần Giờ

Trong vòng hơn 1 tháng, Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Thương mại Phước Tài đã trúng liên tiếp 3 gói thầu sử dụng “vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh cho huyện Cần Giờ… giai đoạn 2021 – 2025” với tổng giá trị hơn 35,5 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu bình quân của 3 gói thầu khoảng 1,5%.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế
Địa phương

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế

Liên quan đến vụ công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ ở quận Long Biên, TP Hà Nội mà Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh, mới đây, UBND phường Ngọc Lâm cho biết, ngày 15.8, UBND quận Long Biên đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-CCXP cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 253C phố Ngọc Lâm do ông Nguyễn Văn Minh làm chủ đầu tư.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.