Huyện Lạc Thủy, Hòa Bình: Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 5.7, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình đã giám sát tình hình thực hiện các nội dung tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ.

Năm 2020, huyện Lạc Thuỷ được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Toàn huyện hiện có 97/97 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản bảo đảm quy định về môi trường; quản lý và phát triển 17 sản phẩm OCOP và 5 nhãn hiệu sản phẩm được cấp bằng bảo hộ.

Giám sát thực hiện tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm tại huyện Lạc Thủy -0
Đoàn công tác khảo sát mô hình nuôi bò sữa tại xã Phú Nghĩa. Ảnh: Trần Tâm 

Giai đoạn 2021 - 2023, tổng nguồn lực xây dựng NTM của huyện trên 2.270 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường theo tiêu chí số 17 hơn 14 tỷ đồng. Theo đánh giá sự hài lòng của người dân về tiêu chí số 17 trên toàn huyện năm 2020, có hơn 11.800 hộ hài lòng, đạt trên 90%. Còn hơn 1.200 hộ chưa hài lòng với lý do hệ thống thu gom xử lý rác thải chưa bảo đảm; hoạt động sản xuất, khai thác đá làm vật liệu xây dựng chưa bảo đảm vệ sinh môi trường, tiếng ồn và xe chở vật liệu quá tải…

Tại buổi giám sát, Đoàn công tác đề nghị, huyện Lạc Thuỷ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; tập trung nhiệm vụ đánh giá và triển khai thực hiện các mô hình kinh tế, vườn mẫu, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân rộng mô hình hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân; phát huy vai trò của doanh nghiệp, các lực lượng xã hội, đặc biệt là sự vào cuộc của người dân.

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình Trần Đức Trường - Trưởng đoàn giám sát, thời gian tới, Lạc Thủy cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trong việc duy trì và đẩy mạnh xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tích cực huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp, người dân để thực hiện đồng đều các tiêu chí; từng bước khắc phục những hạn chế; tích cực nhân rộng các điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM, bảo vệ môi trường. Các cơ quan, đơn vị gắn nhiệm vụ xây dựng NTM với các nhiệm vụ chính trị được giao; nghiên cứu, tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của Nhân dân theo hướng dẫn của Trung ương và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đồng thời, rà soát và có văn bản kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành phụ trách quan tâm, hỗ trợ huyện hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí NTM.

Tại chương trình, Đoàn công tác đã khảo sát 2 điểm về mô hình nuôi tằm công nghệ cao tại thị trấn Chi Nê và mô hình nuôi bò sữa tại xã Phú Nghĩa. Các mô hình đã thực hiện tốt tiêu chí bảo vệ môi trường. 

Môi trường

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.