Huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Nhóm các đối tác quốc tế (JPG) vừa tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). 

Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành và đại diện Nhóm IPG Ngài Thomas Wiersing, Đại diện lâm thời của Phái đoàn EU tại Việt Nam đồng chủ trì.

hq_t4249 (1) (1).jpg -0
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những giải pháp giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực cần thiết để triển khai hiệu quả lộ trình phát triển các-bon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu; đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0.

Thông qua JETP, các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Trong số đó, 7,75 tỷ USD do Nhóm IPG huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại; GFANZ huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp quốc tế.

Đồng thời, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách nhằm thu hút đầu tư vào chuyển đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, củng cố hạ tầng lưới điện, giáo dục và đào tạo nghề, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo, lưu trữ, cất trữ và sử dụng các-bon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện sinh khối, điện gió ngoài khơi…

hq_t4261 (1) (1).jpg -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai thực hiện JETP, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Thư ký thực hiện JETP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban; Phó Trưởng ban là Thứ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính và thành viên gồm đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Ban Thư ký JETP đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, đặc biệt là việc xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực.

Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, thể hiện mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam, vừa đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, vừa đáp ứng an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận tới các nguồn năng lượng với giá hợp lý đối với đại bộ phận người dân Việt Nam. Kế hoạch huy động nguồn lực là tài liệu mở, luôn được điều chỉnh, cập nhật và có sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, ông Thành nhấn mạnh. 

Đại biện lâm thời Liên minh châu Âu tại Việt Nam Thomas Wiersing đánh giá, mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 thể hiện tại COP26 cũng như trong Quy hoạch Điện 8 của Chính phủ Việt Nam cho thấy rõ cần phải có biện pháp cụ thể cho tất cả các lĩnh vực thuộc ngành năng lượng cũng như của nền kinh tế. JETP sẽ là một công cụ hữu hiệu và Kế hoạch huy động nguồn lực sẽ là bước đầu tiên, vạch ra tham vọng, hướng đi, cải cách chính sách và cơ hội giúp thúc đẩy quá trình này.

Đồng quan điểm, Tham tán Khí hậu Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh Mark George cho biết, Kế hoạch huy động nguồn lực là cơ hội để thiết lập một lộ trình hiện thực hóa tham vọng của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng, theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia, tăng cường an ninh năng lượng và khả năng cạnh tranh.

Tại Hội thảo, Nhóm đối tác quốc tế IPG, Nhóm GFANZ và các bên liên quan đã đóng góp ý kiến về nội dung của Kế hoạch huy động nguồn lực; góp ý về danh mục các dự án đầu tư, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các hành động chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng giai đoạn 2024 -2028...

Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Thư ký JETP đã tổ chức các hội thảo tham vấn, thảo luận chuyên sâu với các cơ quan, tổ chức có liên quan gồm các Bộ, ngành, nhóm đối tác quốc tế, liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các đối tác phát triển, các tập đoàn, ngân hàng, đại diện nhóm đối tượng chịu tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng. Qua các đợt tham vấn, đến nay, gần 500 ý kiến góp ý của các bên đã gửi đến Ban Thư ký JETP để hoàn thiện Kế hoạch huy động nguồn lực.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.