Hướng dẫn lựa chọn dự án PPP thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 26/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn.

Hướng dẫn lựa chọn dự án PPP thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn -0
Nguồn: ITN

Theo Thông tư, dự án PPP lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn là dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).

Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật PPP. Cụ thể: Sự cần thiết đầu tư; thuộc lĩnh vực quy định và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu theo quy định; không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án; có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác; có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.

Thông tư nêu rõ, lựa chọn dự án PPP có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá các nội dung sau đây: Khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư tư nhân; Dự án thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, cung cấp đồng thời nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cho tưới, tiêu và mang lại giá trị kinh tế cao như cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp; tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; kết hợp phát điện; phát triển du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác; nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước; kết hợp giao thông); Dự án cấp nước sạch nông thôn tập trung ở khu vực phục vụ có dân cư tập trung, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; Dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn tập trung có khả năng phân chia rủi ro giữa Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân và các bên có liên quan; Dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn khác do nhà đầu tư quan tâm.

Thông tư nêu rõ, giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giá nước sạch được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật PPP. Nguyên tắc điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giá nước sạch thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Giá.

Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Thủy lợi (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 73 Luật Giá).

Giá nước sạch được xác định và điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18.6.2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt và quy định của pháp luật có liên quan.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.